Bận rộn công việc kinh doanh và chăm sóc 2 con nhỏ, chị Thu Hương vẫn cố gắng sắp xếp thời gian thực hiện đam mê làm vườn tại gia.

Vườn- ao- chuồng thu nhỏ

Chia sẻ lý do trồng rau sạch trên sân thượng, chị Lưu Thu Hương (30 tuổi- Hà Nội) cho biết: “Trước tình trạng rau quả không an toàn, thực phẩm gây ung thư ngày càng nhiều khiến mình rất lo lắng tới sức khỏe của cả nhà. Vì vậy, mình đã quyết định tự trồng rau sạch”.

Khi trình bày ý tưởng, gia đình chồng chị Hương không ai ủng hộ. Họ sợ nặng trần nhà và bẩn sàn gạch. Chị đã dành thời gian tìm hiểu sức chịu lực tầng thượng và quyết định xin đất tự vác lên. “Dù gia đình khuyên ngăn nhưng nghĩ tới sức khỏe của mọi người, mình vẫn quyết tâm thực hiện vườn rau sạch”, chị Hương tâm sự.

Khu vườn trên sân thượng của gia đình chị Hương rộng chừng 100m2. Với diện tích đó, chị Hương chia thành 3 khoảng sân với từng góc nuôi trồng riêng biệt: một góc trồng rau, cây ăn trái; một góc nuôi gà lấy trứng, nuôi thỏ và góc còn lại thiết kế hệ thống nuôi cá tự động.

{keywords}

Chị Hương thường tập Yoga trên khu vườn sân thượng trồng rau sạch


Sau một năm rưỡi trồng rau, khu vườn sân thượng có đủ các loại cây trồng như: rau muống, mồng tơi, rau đay, mướp đắng, cải,…và các loại rau gia vị. Bên cạnh đó, chị Hương còn trồng thêm những loại cây ăn quả như hồng xiêm, đu đủ, khế,…

“Hiện tại, mình đã thiết lập 2 hệ thống trồng rau và nuôi cá tự động, 4 tháp trồng rau chứa rác nhà bếp, 5 thùng ghép thông minh trồng hoa quả. Ngoài ra, có 20 khay và 15 thùng xốp trồng rau các loại”, chị Hương cho hay.

Chăm sóc tỉ mỉ từng công đoạn

Thời gian đầu do chị không có nhiều kinh nghiệm trồng trọt nên rau quả thường không lên, còi cọc và nhiều sâu bệnh. Để khắc phục tình trạng đó, chị Hương đã lên mạng tìm hiểu cách trồng, giữ nước trong thùng xốp bằng cách cho nhiều chai nhựa đục lỗ có đậy nắp lót ở đáy thùng.

Chị Hương chia sẻ: “Trồng rau quả trong thùng đục lỗ rất hiệu quả, không phải tưới nước và bón phân nhiều. Những thùng to, mình xếp quanh ban công để tránh sức nặng giữa sân và hứng ánh nắng. Chậu bé được kê cao lên gạch hay vỏ thùng xốp cũ”.

{keywords}

Toàn cảnh khu vườn trồng rau quả được thiết kế và bố trí hợp lý

Khi chăm sóc rau củ, chị Hương chú trọng tới bệnh sâu ăn lá. Để trị các loại này, chị thường xịt thuốc thảo dược từ dung dịch đinh hương, tỏi và rượu. Hằng ngày, chị tưới cây bằng nước gạo, nước chè mạn hoặc bã cà phê. Riêng phân bón, chị bón cho cây theo từng giai đoạn sinh trưởng.

“Mình ít có thời gian chăm sóc cây trong ngày, vì công việc kinh doanh và nuôi 2 con nhỏ khá bận rộn. Do vậy, mình phải thu xếp dậy sớm tưới cây, cho gà - thỏ - cá ăn. Vất vả một chút nhưng đó là đam mê của mình. Đồng thời, vườn rau là nơi mình tĩnh tâm, thư giãn sau giờ làm việc vất vả. Tại đây, mình có thể dạy các con bài học yêu thiên nhiên, biết cách lao động để hiểu giá trị cuộc sống”, chị Hương tâm sự.

{keywords}

Nhiều người đam mê trồng rau sạch đến tham quan khu vườn


{keywords}


Túi trồng rau sạch đậm tính khoa học và hiện đại


{keywords}


Giàn mướp xum xuê lá, che rợp 1 góc vườn


{keywords}


Khu vườn hội tụ đầy đủ các loại rau như: Rau muống, rau mồng tơi,...


{keywords}


{keywords}


Tháp trồng rau vây quanh những chậu hoa xinh đẹp


{keywords}


Cọng rau muống xanh non khi thu hoạch


{keywords}


Rau dền trồng xen canh rau muống tốt um


{keywords}


{keywords}


Xà lách lá non, mơn mởn đẫm mình trong nước


{keywords}


Trái mướp đắng to tròn, dài quả


{keywords}


Giàn bầu, giàn bí từ trên cao nhìn xuống


{keywords}


Gà sạch được nuôi trong lồng sắt và bố trí ngăn nắp


{keywords}


Chị Hương thu hoạch trứng gà sạch


{keywords}


Hồng xiêm cho trái to, bự


{keywords}


Chanh trồng trong chậu sành sai trĩu quả


{keywords}


Đu đủ chi chít quả xuống tận gốc


{keywords}


Chùm cà chua chín mọng nằm gọn trong lá


Theo Khám phá