Một số chuyên gia tuyên bố, loài người có thể thâu tóm vũ trụ bằng cách đưa ADN của chúng ta tới các hành tinh xa xôi và “in” một nền văn minh mới.

TIN BÀI LIÊN QUAN:
Phát hiện mới về “siêu Trái đất”
Những sinh vật sống thọ nhất Trái đất

Hé lộ thời điểm tận diệt của Trái đất và vũ trụ

Một trong những giả thuyết về việc sự sống hình thành trên Trái đất như thế nào là thuyết nguồn gốc sự sống từ vũ trụ. Thuyết này nêu rằng, sự sống lần đầu tiên được một thiên thạch hoặc sao chổi mang tới Trái đất dưới dạng vi khuẩn, có nguồn gốc từ một hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta, chẳng hạn như sao Hỏa, hay thậm chí ở bên ngoài thái dương hệ.

{keywords}

Các nhà nghiên cứu đề xuất đưa ADN của người tới những hành tinh xa xôi và “in” ra sự sống ở đó. Ảnh: Corbis

Tuy nhiên, liệu điều ngược lại có khả thi và liệu chúng ta có thể gửi sự sống của chính mình vào vũ trụ để “gieo mầm” các thế giới khác? Đó là câu hỏi một số nhà nghiên cứu đã đưa ra thảo luận và nói có thể thực hiện được.

Trong một cuộc tọa đàm do tạp chí Smithsonian tổ chức ở Washington, Mỹ, Adam Seltzner, một kỹ sư của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã nói về tương lai của hoạt động khám phá vũ trụ. Ngoài việc tái khẳng định tầm quan trọng của việc tiếp tục để các phi hành gia trực tiếp thám hiểm không gian, ông Seltzner còn đề cập tới một cách thức khám phá vũ trụ ít được biết đến hơn: đưa hệ gen của con người tới những hành tinh xa xôi.

Đề xuất đã vượt qua một trở ngại lớn đối với việc du hành giữa các vì sao. Việc di chuyển tới một hành tinh xa xôi trong một đời người là bất khả thi dựa theo các kiến thức hiện nay của chúng ta về những quy luật vật lý.

Đề xuất cấp tiến của ông Seltzner được xây dựng dựa vào công trình của các nhà nghiên cứu khác. Họ đều kỳ vọng có thể đưa con người, giống như vi khuẩn, tới các hành tinh xa xôi trước khi “in ra” bằng cách nào đó, chẳng hạn như một cỗ máy.

Ý tưởng trên do các nhà sinh vật học thuộc Đại học Havard (Mỹ) tiến sĩ Gary Ruvkun và tiến sĩ George Church khởi xướng trên tạp chí Trường Y Havard. Họ đề xuất, các mảnh thuộc bộ gen người có thể được cấy vào vi khuẩn để đưa tới những thế giới xa xôi. Khi đến đích, những mảnh tách rời này sẽ được nối ghép lại thành một bộ gen người.

Thực tế, trong một báo cáo từ tháng 4/2012, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Kyoto Sangyo (Nhật) từng thảo luận cách “thuyết đảo ngược nguồn gốc sự sống từ vũ trụ” có thể đã xảy ra như thế nào, một cách ngẫu nhiên. Họ cho rằng, các vụ va chạm trước đây có thể đã đưa các thiên thạch chứa đựng sự sống từ Trái đất tới những hành tinh khác.

Tuy nhiên, việc các vi khuẩn có thể phát triển thành người như thế nào vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi. Chúng đơn giản có thể tự tiến hóa, như sự sống từng khởi phát trên Trái đất, gieo mầm trên hành tinh khác bằng các vi sinh vật của chúng ta. Hoặc thay vào đó, một cỗ máy tự động, có khả năng tạo ra sự sống tế bào, có thể được đưa tới một hành tinh cư trú được ngoài hệ mặt trời trước đó hàng ngàn năm và “in” ra con người dựa vào những thông tin di truyền được “bắn” tới.

Tất nhiên, tất cả những đề xuất trên sẽ chỉ có thể khả thi với con người trong tương lai, sau hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm nữa. Dẫu vậy, nhiều nhà khoa học tin, một ngày nào đó, chúng ta có thể tạo ra sự sống đa bào, bao gồm cả dạng sinh vật phức tạp như con người.

Tuấn Anh (Theo Daily Mail)