Thanh Hải, công nhân làm việc tại khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Gia đình ở xa, chị phải thuê trọ tại nhà người dân gần nơi làm việc.

Hải từng trải qua những tháng ngày cả nước thực hiện lệnh giãn cách. Nhưng vốn công việc làm theo ca, cường độ cao nên thời gian rảnh, Hải gần như chỉ để ngủ mà ít quan tâm đến sức khỏe bản thân.

Ảnh chụp Màn hình 2024 11 21 lúc 16.08.23.png
Một buổi truyền thông trong khuôn khổ dự án SPR – COVID. Ảnh: Hải Vương

“Một ngày nọ, cô Vinh, chủ nhà trọ, đã mời những công nhân trong khu trọ tham gia buổi truyền thông trong khuôn khổ dự án SPR – COVID (Tăng cường năng lực cho cấp cơ sở chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó đại dịch COVID-19 tại Việt Nam).  Buổi truyền thông xoay quanh các bệnh lây nhiễm, đặc biệt là Covid-19 và các bệnh đường hô hấp. 

Ban đầu, tôi chỉ tham gia vì tò mò, nhưng khi nghe cô Vinh chia sẻ về các triệu chứng, cách phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe, tôi dần nhận ra những thiếu sót trong suy nghĩ của mình.

Tôi được củng cố thêm các kiến thức về các bệnh truyền nhiễm để phòng tránh tốt hơn. Ngoài ra, tôi cũng được nâng cao các kiến thức pháp luật xung quanh Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật phòng chống HIV/AIDS”, Hải kể lại. 

Qua những buổi tuyên truyền, Hải hiểu rằng việc phòng bệnh không chỉ là trách nhiệm của cơ quan y tế, mà nó bắt đầu từ chính mỗi người, từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Sau mỗi buổi truyền thông đó, Hải thực sự thay đổi cách nhìn về sức khỏe. Cô bắt đầu chú ý đến việc ăn uống, tập thể dục, và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa. 

Hải cho biết, việc cô tham gia dự án đã giúp cô không chỉ thay đổi suy nghĩ về sức khỏe mà còn mang lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ. 

“Việc duy trì các buổi truyền thông không chỉ giúp tăng cường kiến thức y tế mà còn là dịp để công nhân và chủ trọ gắn kết, xây dựng tình đoàn kết bền vững. Tôi thực sự biết ơn vì đã có cơ hội tham gia dự án này, và hi vọng rằng những buổi truyền thông như vậy sẽ được tổ chức thường xuyên hơn để chúng tôi cùng nhau xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh, an toàn hơn”, Hải nói. 

Hải là 1 trong số hàng trăm người đã tham gia dự án SPR-COVID. Dự án SPR-COVID hợp tác và hỗ trợ 10 nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, lao động nhập cư, người dân tộc thiểu số, các nhóm bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trên địa bàn 3 tỉnh dự án là Vĩnh Phúc, Khánh Hòa và Long An từ tháng 11/2022 đến tháng 10/2024. 

Tính đến giữa năm 2024, dự án đang hợp tác với 100 tiếp cận viên, tiếp cận được hơn 3.000 người, tổ chức truyền thông được gần 3.000 lượt người, thực hiện hoàn thành 8 sáng kiến và đang tiếp tục hỗ trợ triển khai 3 sáng kiến cộng đồng. 

Hoạt động của các nhóm cộng đồng tập trung vào: hoạt động tiếp cận, truyền thông nhóm nhỏ, tập huấn nâng cao nhận thức, tư vấn, triển khai sáng kiến, kết nối dịch vụ của các nhóm cộng đồng, mang lại lợi ích trực tiếp cho các thành viên trong cộng đồng, giúp mọi người có cơ hội học hỏi, bổ sung kiến thức, kỹ năng, tăng cường sự kết nối của các thành viên, tăng cường sự đoàn kết, và chuẩn bị tâm thế để sẵn sàng ứng phó với những tình huống y tế khẩn cấp có thể xảy ra trong tương lai. 

TS. Khuất Thu Hồng, Viện Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS), Giám đốc dự án cho biết sáng kiến nhằm tạo cơ hội để những người dễ bị tổn thương trong cộng đồng chia sẻ về cảm nhận và những thay đổi của bản thân khi tham gia dự án, những điểm tích cực và những điểm cần tập trung thay đổi để cải thiện và phát triển. 

Thành viên của các nhóm cộng đồng khác nhau có cơ hội học hỏi, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm. Nhìn rõ hơn tác động của dự án đối với các nhóm dễ bị tổn thương, góp phần vào việc đánh giá hiệu quả và tác động của dự án đối với các nhóm dễ bị tổn thương.