Với tốc độ tiết kiệm như vậy, chỉ khoảng 37 tuổi, thanh niên này sẽ trở thành triệu phú USD theo như tính toán của biểu đồ Four Pillar Freedom, một trang web chuyên tư vấn về tâm lý và tài chính cá nhân giúp con người có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tất cả chỉ gói gọn trong vài chữ: tiết kiệm, đầu tư, duy trì các khoản chi tiêu một cách nghiêm ngặt và đa dạng hóa danh mục đầu tư. Trong đó, việc thay đổi thói quen chi tiêu là rất quan trọng. Việc chi tiêu đòi hỏi phải phân định rạch ròi giữa nhu cầu thực và một biển cả những mong muốn trong cuộc sống.

Chia sẻ trên CNBC, Shanil Issa, một nhân viên 26 tuổi của Amazon, cho biết, mình đã sở hữu một khoản tiết kiệm 120.000 USD trong một khoảng thời gian chưa đầy 4 năm và hiện không có bất kì một khoản vay hay nợ nào cả.

{keywords}
Shanil Issa, một nhân viên của Amazon.

Câu chuyện của Shanil Issa trở nên đặc biệt, nhất là khi so sánh với tình trạng tài chính ngày nay của đa số người trưởng thành ở Mỹ. Bởi, theo khảo sát của GoBankingRates, trong năm 2019, hơn một nửa người Mỹ (58%) có khoản tiền tiết kiệm thấp hơn 1.000 USD/năm và 32% còn lại thì không có khoản tiết kiệm nào. 

Ấn tượng là vậy, song hành trình tiết kiệm của Issa không phải là không có chiến lược và thiếu kỷ luật. Tài sản của Issa được rải đều trên hai tài khoản tiết kiệm: một tài khoản quỹ hưu trí, một tài khoản môi giới và một tài khoản tiền điện tử.

“Tôi đã quản lý để tiết kiệm, đầu tư, duy trì ngân sách chi tiêu nghiêm ngặt và đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình, đủ để tiết kiệm hơn 100.000 USD mà không phải tích lũy nợ trong quá trình này,” Issa nói với CNBC Make It.

Issa bắt đầu trở nên nghiêm túc về vấn đề tiền bạc sau khi tốt nghiệp Đại học bang Florida năm 2015. Năm 22 tuổi, anh nhận một công việc quản lý tại Amazon và chính bước ngoặt này đã thúc đẩy Issa bắt đầu tiết kiệm tiền.

“Tài chính trở thành vấn đề rất quan trọng với tôi, khi tôi bắt đầu làm việc cho Amazon. Công ty cung cấp một khoản tiền tái định cư để giúp tôi đi lại và chuyển đến làm việc tại Virginia. Giai đoạn chuyển tiếp đó là lúc tôi bắt đầu bị ám ảnh bởi việc cần tiết kiệm tiền hơn.” 

{keywords}
Jeff Bezos, ông chủ Amazon, người có nhiều lời khuyên cho giới trẻ.

Issa tuân theo một số chiến thuật để giúp mình đi đúng hướng về tài chính. Theo đó, một vấn đề lớn là phải đánh giá đúng “nhu cầu” so với những gì mà “bạn muốn”.

Bí mật đến từ một biểu đồ

“Bạn hãy tự hỏi bản thân: 'Mình có thực sự cần điều này trong cuộc sống hay không, hay đó chỉ là điều mong muốn?' Định nghĩa về một nhu cầu đối với bản thân là nó phải thực sự cần thiết và thiết yếu trong cuộc sống. Điều này rất hữu ích bởi nó giúp lọc ra những gì thực sự cần thiết trong cuộc sống và cuối cùng đã giúp tôi tiết kiệm được nhiều tiền hơn.”

Theo Issa, một chiến lược khác là: hãy xem xét bạn sẽ mất bao nhiêu giờ hoặc ngày làm việc để kiếm lại số tiền kiếm được khi mua một món hàng gì đó. Nếu bạn có thể so sánh số tiền bạn kiếm được mỗi giờ so với giá của món đồ đó, bạn sẽ ngạc nhiên về việc bạn sẽ đưa ra quyết định theo nhu cầu nhanh như thế nào và cách mua hàng của bạn sẽ bắt đầu thay đổi.

Để tìm hiểu về tài chính, Issa học hỏi và sử dụng kinh nghiệm từ các chuyên gia tài chính nổi tiếng, với 3 gương mặt quen thuộc là: Mark Markan, Jeff Bezos (chủ Amazon) và nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett. Đây là những chuyên gia có nhiều lời khuyên cho các cá nhân và nhà đầu tư. Những lời khuyên của các nhân vật này giúp phát triển và thay đổi thái độ và suy nghĩ của bạn về đầu tư và tiết kiệm. 

{keywords}
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett

Với Issa, chàng thanh niên này đã bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn về kết quả lâu dài của các quyết định tài chính của mình sau khi đọc những cuốn sách của các chuyên gia này cũng như nghe họ nói chuyện.

Mặc dù vậy, lời khuyên tốt nhất về tài chính mà Issa từng nhận được thực sự đến từ một biểu đồ chứ không phải là từ một con người. Đây là một biểu đồ hình lưới của Four Pillar Freedom liệt kê các khoản tiết kiệm trung bình hàng năm mà một người sẽ cần để nghỉ hưu ở tuổi 45, 55 và 65. Biểu đồ giả định một người bắt đầu với túi tiền 0 USD và khoản tiền tiết kiệm được đầu tư với lãi suất 7%/năm.

“Biểu đồ đó quá giá trị với tôi đến nỗi tôi biết ngay rằng mình cần bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai của mình. Đó cũng chính là lúc tôi bị ám ảnh với việc phải cố gắng tiết kiệm nhiều tiền hơn và tìm ra những cách khác để cắt giảm chi phí”. 

{keywords}
Cột dọc cho biết số tiền tiết kiệm trong 1 năm, hàng ngang phía dưới cho biết độ tuổi bắt đầu tiết kiệm. Các số còn lại trong biểu đồ là tuổi mà 1 người có thể trở thành triệu phú USD nếu tiết kiệm tương ứng theo số tiền và số tuổi buổi bắt đầu như 2 cột-hàng trên.

Cũng theo Issa, biểu đồ này đã tác động đến rất lớn tới bản thân mình đến nỗi Issa ngay lập tức lên kế hoạch cho việc nghỉ hưu sớm như là một trong những mục tiêu tài chính dài hạn của mình.

“Tôi đang tìm cách nghỉ hưu sớm để tôi có thể tự do vô hạn để làm một số việc tôi yêu thích, chẳng hạn như đi du lịch, sở hữu một doanh nghiệp, theo đuổi giáo dục đại học và dành nhiều thời gian hơn với gia đình và bạn bè của tôi,” Issa nói .

H. Linh