Đóng cửa tuần trước đó, giá vàng đã giảm dưới mức trung bình trong nhiều ngày. Vàng bắt đầu một tuần mới với mức giảm nhẹ vào ngày 20-21/6 và phục hồi vào ngày 22/6. Ngay sau phiên tăng nhẹ, giá vàng lại nhanh chóng mất đi lực kéo và kết thúc tuần thứ hai liên tiếp trong vùng dưới 1.830 USD/ounce.
Tuy nhiên, biến động giá vàng vẫn ở mức tương đối thấp khi các nhà đầu tư cố gắng tìm hiểu xem liệu các ngân hàng trung ương lớn có tiếp tục thắt chặt chính sách của họ hay không, trong bối cảnh các dấu hiệu đáng lo ngại về sự suy giảm tăng trưởng kinh tế.
Trong tuần ghi nhận các quỹ ETF đã mua vào 334,758 ounce vàng trong ngày 19/6. Đây là lượng mua lớn nhất trong một phiên kể từ ngày 13/4, tương đương với 615,8 triệu USD, nâng lượng mua ròng kể từ đầu năm đến nay lên 7,27 triệu ounce. Như vậy, tổng số vàng do các quỹ ETF nắm giữ tăng 7,4% trong năm nay, lên 105,1 triệu ounce.
Cũng trong phiên ngày 19/6, quỹ SPDR Gold Shares đã gom thêm trên 372 ounce. Với lượng mua vào trên, tổng số vàng mà quỹ này mua vào trong năm nay lên 34,6 triệu ounce, tương đương 63,6 tỷ USD
Vàng đã chịu áp lực giảm giá nhẹ do lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng cao hơn, khiến các nhà đầu tư Mỹ hướng sự chú ý đến thị trường vàng trong ba ngày cuối tuần còn lại. Tuy nhiên, trong bối cảnh không có dữ liệu kinh tế vĩ mô, mức giảm của vàng vẫn hạn chế.
Điều trần trước Ủy ban Ngân hàng, Nhà ở và Đô thị Thượng viện hôm thứ Tư, ngày 22/6, Chủ tịch Fed Jerome Powell nhắc lại rằng việc tăng lãi suất liên tục là phù hợp. Khi được hỏi về khả năng tăng lãi suất 100 điểm cơ bản, Powell cho hay ông không đưa ra bất kỳ quan điểm cụ thể nào liên quan đến tăng lãi suất.
Về triển vọng tăng trưởng, Powell thừa nhận việc này có thể gây ra suy thoái. Lợi tức trái phiếu của Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống như trong văn bản điều trần của Powell, dẫn đến giá vàng bắt đầu chuỗi giảm ba ngày còn lại trong tuần.
Trong phiên điều trần thứ hai của Powell trước thượng viện, dữ liệu do S&P Global công bố cho thấy, hoạt động kinh tế trong khu vực tư nhân của Mỹ tăng trưởng tốc độ thấp hơn nhiều so với dự kiến vào đầu tháng 6, với PMI tổng hợp giảm xuống 51,2 từ 53,6.
Nhận xét về dữ liệu, Chris Williamson, Chuyên gia kinh tế trưởng tại S&P Global Market Intelligence, lưu ý: "Tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ đã chậm lại nhanh hơn trong tháng 6, với các chỉ số trong dữ liệu cho thấy dấu hiệu đã xấu đi, có thể dẫn đến bối cảnh suy giảm kinh tế trong quý thứ ba".
Mặt khác, phản ứng ban đầu đối với báo cáo PMI đã tạo ra làn sóng bán tháo đồng USD, nhưng các nhà đầu tư vẫn cố gắng đặt niềm tin vào sự thay đổi trong triển vọng chính sách của Fed.
Trước khi kết thúc phiên cuối cùng trong tuần, Đại học Michigan thông báo đã điều chỉnh kỳ vọng lạm phát 5 năm trong Khảo sát Tâm lý Người tiêu dùng lên 3,3%, so với ước tính trước đó là 3,1%.
Ngoài ra, Cục điều tra dân số Hoa Kỳ báo cáo, doanh số bán nhà mới đã tăng 10,7% trong tháng 5, lên 696.000 sau khi tháng 4 giảm 12%, khiến đồng USD giảm đi sức hấp dẫn. Vàng kết thúc phiên cuối tuần trên mức 1.820 USD/ounce.
Ngọc Cương