Doodle của công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới Google đã vinh danh cố hoạ sĩ Bùi Xuân Phái nhân kỷ niệm 99 năm ngày sinh của ông (1/9/1920 – 1/9/2019). Đây là lần thứ 2 Google Doodles vinh danh một người Việt Nam. Trước đó là cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhân dịp sinh nhật lần thứ 80 của ông.

{keywords}
Hình ảnh về họa sĩ Bùi Xuân Phái trên Google Doodle hôm nay (1/9/2019).

Ngay sau khi được vinh danh trên Google, họa sĩ Bùi Thanh Phương, con trai của cố hoạ sĩ Bùi Xuân Phái đã gửi lời cảm tạ thông qua trang fanpage chính thức mang tên Bùi Xuân Phái.

"Gia đình chúng tôi xin chân thành cảm tạ Google, tập đoàn công nghệ thông tin đa quốc gia của Hoa Kỳ đã dành tình cảm và vinh danh Bùi Xuân Phái, cha chúng tôi, nhân kỷ niệm 99 năm ngày sinh của ông (1/9/1920 – 1/9/2019).

{keywords}
Con trai cố họa sĩ Bùi Xuân Phái gửi lời cảm tạ đến Google.

Bùi Xuân Phái là một người yêu quê hương, yêu Hà Nội và là một tên tuổi trong ngành hội họa tại Việt Nam, với những tác phẩm đặc trưng góp phần vào sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Sự kiện Google tôn vinh ông với Doodle thiết kế đặc biệt nhân ngày sinh của ông là một hoạt động ý nghĩa không chỉ với gia đình mà còn đối với những người mến mộ ông, những người yêu văn hóa Việt Nam qua hình ảnh con phố cổ.

Thay mặt gia đình, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và tình cảm của qúy vị đã vinh danh cha chúng tôi, danh hoạ Bùi Xuân Phái trên trang Google", anh chia sẻ.

{keywords}
Chân dung cố họa sĩ Bùi Xuân Phái.

Họa sĩ Bùi Xuân Phái sinh ngày 1/9/1920 tại làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Tây (nay thuộc thủ đô Hà Nội).

Theo dữ liệu Google Doodle, họa sĩ Bùi Xuân Phái là một trong những người có công định hình sự phát triển của nghệ thuật Việt Nam hiện đại, trở thành một trong những họa sĩ Đông Nam Á nổi tiếng nhất thế kỷ 20. Những đóng góp của ông cho nền hội họa nước nhà, đặc biệt là thương hiệu "Phố Phái" sẽ còn sống mãi với thời gian.

Năm 1952, ông cùng vợ chuyển đến Hà Nội sinh sống. Căn nhà nhỏ của cha mẹ ở số 87 đường Thuốc Bắc (ở Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) nhanh chóng trở thành xưởng vẽ nhỏ.

Sau khi thôi giảng dạy tại Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Bùi Xuân Phái dành tâm huyết để vẽ những bức tranh đường phố cổ Hà Nội, những bức tranh đã làm nên tên tuổi của ông. Tranh phố của Bùi Xuân Phái vừa cổ kính lại rất hiện thực, thể hiện rõ hồn cốt của phố cổ Hà Nội những thập niên 50, 60, 70. Các mảng màu trong tranh Phái thường có đường viền đậm nét, phố không những trở thành chính nó mà còn gần hơn với con người, từ bề mặt đến cảnh quan đều có chiều sâu bên trong

{keywords}
Tranh phố của Bùi Xuân Phái vừa cổ kính lại rất hiện thực, thể hiện rõ hồn cốt của phố cổ Hà Nội những thập niên 50, 60, 70.

Những năm sau đó, ông giành được nhiều ghi nhận ở trong nước và quốc tế cho các tác phẩm nghệ thuật của mình. 

Những cống hiến của ông trong hội họa nhanh chóng được công chúng quan tâm, yêu mến và ghi nhận. Ông nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá cả ở trong nước và quốc tế, trong số đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh (năm 1996); Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam 1997; Giải thưởng quốc tế (Leipzig, Đức) về trình bày cuốn sách "Hề chèo" (1982); Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc (năm 1980); Giải thưởng Mỹ thuật Thủ đô các năm 1969, 1981, 1983, 1984...

Họa sĩ Bùi Xuân Phái mất ngày 24/6/1988 tại Hà Nội. Xưởng vẽ nhỏ của ông hiện trở thành bảo tàng, nơi ghi dấu những tác phẩm của người họa sĩ tài danh, để tôn vinh những di sản của một người hết lòng vì nghệ thuật.

T.N

Dự án hồi sinh sông Tô Lịch, xây dựng đường đua F1 giành giải Bùi Xuân Phái

Dự án hồi sinh sông Tô Lịch, xây dựng đường đua F1 giành giải Bùi Xuân Phái

Dự án hồi sinh sông Tô Lịch, việc xây dựng đường đua F1 Hà Nội và đăng cai tổ chức chặng đua Formula 1 Vietnam vào 4/2020 đã chính thức được gọi tên ở hạng mục Ý tưởng của giải thưởng Bùi Xuân Phái.