Doanh thu năm trung bình 1,3 tỷ/cửa hàng, gần 80% có tăng trưởng. Đây chủ yếu là các cửa hàng có quy mô 1-3 chi nhánh và trung bình có 7 nhân viên mỗi cửa hàng. Trong đó, cửa hàng Thời trang - phụ kiện dẫn đầu với mức doanh thu trung bình 1,8 tỷ đồng/cửa hàng.

Theo báo cáo khảo sát của Sapo, gần 80% cửa hàng được hỏi chia sẻ rằng, năm 2017 doanh thu có tăng trưởng so với năm 2016, trong đó 44% cửa hàng tăng trưởng trên 10% doanh thu.

Thời trang - phụ kiện và đồ mẹ và bé là 2 nhóm ngành có tỷ lệ các cửa hàng có tăng trưởng cao nhất với 92% shop thời trang - phụ kiện và 83% shop đồ mẹ và bé có tăng trưởng.

Trong khi đó, 60% cửa hàng nhà thuốc cho hay so với 2016 thì doanh thu không tăng trưởng thậm chí còn tệ hơn.

{keywords}

Doanh thu trung bình của các cửa hàng trong năm 2017 khoảng 1,3 tỷ đồng. Trong số đó, doanh thu dưới 500 triệu đồng chiếm 30%, từ 500 triệu - 1 tỷ đồng chiếm 32%, trên 1 tỷ đồng chiếm 38%. Nhìn chung giữa các nhóm ngành thì Thời trang - phụ kiện vẫn dẫn đầu với mức doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng là 1,8 tỷ đồng.

Góc khuất hơn 20% cửa hàng được khảo sát cho biết họ không tăng trưởng hoặc có kết quả tệ hơn năm ngoái có tỷ lệ khá lớn nằm ở những cửa hàng kinh doanh quy mô nhỏ, doanh thu dưới 500 triệu/năm.

Trung bình trong năm 2017 mỗi shop đã chi ngân sách cho tiếp thị khoảng 9 triệu đồng/tháng. Trong các nhóm ngành, thời trang - phụ kiện là nhóm ngành "đại gia" chiếm tỷ lệ cao số cửa hàng chi nhiều tiền cho tiếp thị, quảng cáo. 43% trong số các cửa hàng chi 20-50 triệu/tháng và 33% trong số các cửa hàng chi 50 triệu đồng/tháng thuộc lĩnh vực thời trang - phụ kiện.

{keywords}

Trong 1.000 cửa hàng được khảo sát, có tới 90% các cửa hàng kết hợp cả bán hàng online, trong đó 55% cửa hàng có doanh thu online chiếm dưới 1 nửa tổng doanh thu và 35% cửa hàng có doanh thu online chiếm trên 1 nửa tổng doanh thu.

Về các phương thức thanh toán thì trong năm vừa qua, trả tiền trực tiếp tại cửa hàng vẫn là phương thức thanh toán phổ biến và thường xuyên nhất (96% cửa hàng có sử dụng, 76% cửa hàng sử dụng thường xuyên tối thiểu 1-2 lần/tuần), sau đó là chuyển khoản ngân hàng (93%), nhận hàng thanh toán - COD (90%).

Theo nhận định của Sapo, kinh doanh offline và online đang dần không còn khoảng cách mà hơn hết, 2 kênh này đang dần giao thoa và bổ trợ nhau để tạo ra một xu hướng kinh doanh hiệu quả viết tắt là O2O (offline to online).

Kênh bán hàng offline trở thành điều kiện cần để các kênh bán hàng online tối ưu hóa trải nghiệm về sản phẩm và ngược lại, kênh bán hàng online sẽ trở thành điều kiện đủ để “kéo khách” giúp kênh bán hàng offline phát huy tối đa sức mạnh của mình.

Nam Hải