Nhóm nghiên cứu trình bày về DIGFuPAS (Deceive IDS with GAN and Function-Preserving on Adversarial Samples), một bộ khung sinh ra dữ liệu các cuộc tấn công mạng có khả năng vượt qua được các hệ thống IDS, kể cả IDS học máy |
REV-ECIT 2020, là Hội nghị khoa học Quốc gia lần thứ XXIII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin vừa được tổ chức vào ngày 19/12 với các chủ đề về lĩnh vực điện tử, truyền thông và công nghệ thông tin.
Tại hội nghị, nhóm sinh viên ngành An toàn thông tin (ATTT), trường Đại học Công nghệ Thông tin (ĐHQG-HCM) gồm Đặng Hồng Quang - Cao Phan Xuân Quí đã có dịp trình bày bài báo khoa học "Phương pháp phát sinh dữ liệu tấn công đánh lừa IDS học máy dựa trên mạng sinh đối kháng".
Cụ thể, ở bài báo được chấp nhận đăng tại REV-ECIT 2020, nhóm sinh viên đã trình bày quá trình tìm hiểu và thực nghiệm mô hình mạng sinh đối kháng (Generative Adversarial Networks - GAN) trong việc phát sinh ra các mẫu dữ liệu tấn công có thể qua mặt được các trình phát hiện xâm nhập, tấn công (IDS) vốn được xây dựng trên các thuật toán học máy.
Trong tương lai, các IDS học máy này được nghiên cứu mô phỏng trong môi trường mạng khả lập trình (Software-defined Networking - SDN) đặt trong ngữ cảnh mạng thành phố thông minh.
Trình phát hiện xâm nhập mạng (IDS) được xây dựng để phát hiện và cảnh báo khi hệ thống bị tấn công, từ đó có thể đưa ra các phản ứng phù hợp. Với sự bùng nổ của dữ liệu, các phương pháp học máy đã bắt đầu được áp dụng trong một số IDS khác nhau. Tuy nhiên, các hệ thống này cho tỉ lệ báo động giả cao cũng như dễ bị đánh lừa bởi các cuộc tấn công tinh vi như tấn công đối kháng. Vì vậy, cần phải liên tục kiểm tra và cải tiến các hệ thống này bằng cách mô phỏng các đột biến tấn công mạng trong thế giới thực.
Phương Nguyễn
Sinh viên Việt Nam đoạt ngôi Á quân cuộc thi ATTT Cyber SEA Game 2020
Đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi an toàn thông tin Cyber SEA Game 2020, đội HCMUS.Twice của Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM vừa xuất sắc giành ngôi vị Á quân.