{keywords}
Phối cảnh thành phố thông minh Đông Anh. (Ảnh: dongbachanoi.com)

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội. Sở có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quản lý nhà nước về: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; chất thải rắn; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ và các dịch vụ công về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.

Theo quyết định mới có hiệu lực từ ngày 22/11, về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tài nguyên và môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội có nhiệm vụ tổ chức thu nhận, xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường cấp tỉnh; tích hợp, kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường; Xây dựng, quản trị, vận hành hạ tầng số, hạ tầng mạng, nền tảng số, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý; thực hiện bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu, an toàn máy tính và an toàn mạng theo quy định;

Bên cạnh đó, tổ chức phân tích, xử lý dữ liệu, thông tin tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý phục vụ công tác quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công, xây dựng đô thị thông minh, phát triển kinh tế - xã hội; Thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến về tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý; kết nối với Cổng dịch vụ công Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cổng dịch vụ công quốc gia; Quản lý, bảo quản tài liệu, tư liệu; cung cấp thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý theo quy định.

Cơ sở để Thành phố Hà Nội bổ sung phát triển đô thị thông minh vào các nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Quyết định 950 ngày 1/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030 (Đề án 950).

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có thêm nhiệm vụ phát triển đô thị thông minh

Theo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức có hiệu lực từ ngày 22/11, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có thêm nhiệm vụ về xây dựng đô thị thông minh.

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội. Sở có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quản lý nhà nước về: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; chất thải rắn; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ và các dịch vụ công về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.

Theo quyết định mới có hiệu lực từ ngày 22/11, về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tài nguyên và môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội có nhiệm vụ tổ chức thu nhận, xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường cấp tỉnh; tích hợp, kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường; Xây dựng, quản trị, vận hành hạ tầng số, hạ tầng mạng, nền tảng số, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý; thực hiện bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu, an toàn máy tính và an toàn mạng theo quy định;

Bên cạnh đó, tổ chức phân tích, xử lý dữ liệu, thông tin tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý phục vụ công tác quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công, xây dựng đô thị thông minh, phát triển kinh tế - xã hội; Thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến về tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý; kết nối với Cổng dịch vụ công Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cổng dịch vụ công quốc gia; Quản lý, bảo quản tài liệu, tư liệu; cung cấp thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý theo quy định.

Cơ sở để Thành phố Hà Nội bổ sung phát triển đô thị thông minh vào các nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Quyết định 950 ngày 1/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030 (Đề án 950).

Hải Lam