Tại buổi họp báo thông tin về tình hình chống ngập trên địa TP.HCM sáng 9/6, ông Vũ Văn Điệp- Giám đốc Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (thuộc Sở Xây dựng) cho biết từ đầu nay, TP có 3 trận mưa lớn gây ngập.

Trong đó có trận mưa ngày 27/5 có vũ lượng 112,3mm, ngày 3/6 mưa có vũ lượng 77,2mm, ngày 4/6 mưa có vũ lượng 70,6mm.

Đánh giá về nguyên nhân ngập, ông Điệp cho biết mưa có vũ lượng lớn trong thời gian chưa đầy 2 giờ nên gây quá tải hệ thông thoát nước (vượt tần suất thiết kế).

{keywords}
Ông Vũ Văn Điệp- Giám đốc Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM chủ trì buổi họp báo về tình hình chống ngập trên địa TP

Ông Điệp báo cáo so với những năm trước, với cường độ mưa 112,3mm, thành phố sẽ bị ngập nhiều tuyến đường như năm 2008 có 126 tuyến đường, thời gian rút nước chậm. Trong mùa mưa năm nay, dù đã xuất hiện những cơn mưa cực đoan, cường độ lớn trong thời gian ngắn nhưng chỉ còn ngập 22 tuyến đường với chiều sâu tương ứng từ 0,1- 0,3m và thời gian rút nước khi hết mưa từ 10 phút đến 40 phút.

Ông dẫn chứng, đường Nguyễn Hữu Cảnh, chiều sâu ngập trong mưa là 0,3m, nước rút hết sau khi hết mưa là 15 phút. Trong khi đó, đường Nguyễn Văn Quá chỉ ngập 0,15m, nước rút sau khi hết mưa là 15 phút.

"Các dự án chống ngập trong thời gian qua rất hiệu quả. Số lượng điểm, thời gian, chiều sâu ngập giảm rất nhiều. Như trước đây, ngập đến 4-6 tiếng nhưng hiện nay chỉ còn 15-40 phút sau khi hết mưa"- ông Điệp khẳng định.

{keywords}
Đường Nguyễn Hữu Cảnh ngập nặng trong trận mưa ngày 4/6 vừa qua

Danh sách 22 tuyến đường ngập:

Nguyễn Văn Khối, Quốc lộ 50, Đào Sư Tích, Lê Văn Lương, Hồ Học Lãm, Song Hành Quốc Lộ 22, Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Hữu Cảnh, Điện Biện Phủ, Phan Huy Ích, Ung Văn Khiêm, Quốc Hương, Phạm Văn Chiều, Bình Lợi, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Tô Ngọc Vân, Kha Vạn Cân, Dương Văn Cam, Đặng Thị Rành, Nguyễn Văn Quá.

Chống ngập manh mún, Sài Gòn nâng đường, Tokyo làm hầm chứa khổng lồ

Chống ngập manh mún, Sài Gòn nâng đường, Tokyo làm hầm chứa khổng lồ

Việc chống ngập manh mún như nông dân đắp bờ hiện nay vừa tốn kém tiền bạc, gây phiền phức cho dân mà hiệu quả thì quá thấp. Chúng ta hoàn toàn có thể làm những hồ nhỏ ở trên mặt và dưới lòng đất.

Tuấn Kiệt