Ngày nay, thay vì ra chợ mua đồ ăn uống, mọi người có xu hướng đi siêu thị nhiều hơn vì độ tiện lợi, hàng hóa chất đầy, giá cả niêm yết rõ ràng. Hơn nữa, ai cũng nghĩ rằng mua đồ ở siêu thị sẽ đảm bảo tươi ngon, an toàn tuyệt đối. Thế nhưng mới đây tiết lộ từ những nhân viên siêu thị sẽ khiến bạn phải "ngã ngửa" vì nó chưa thực sự đúng.

1. Không phải rau củ quả nào cũng được rửa sạch sẽ trước khi bày lên kệ

Theresa, một cựu nhân viên siêu thị Wal-Mart tại Glen Burnie (Mỹ) cho biết cô đã từng nhìn thấy các sản phẩm rau củ quả của siêu thị được đưa đến từ các xe tải rồi đưa thẳng lên kệ. "Từ khi thấy cảnh tượng đó, tôi đã không dám ăn rau củ quả ở siêu thị nếu như không trực tiếp đi rửa chúng hoặc nhìn thấy chúng đã được rửa sạch sẽ trước khi chế biến", Theresa chia sẻ. 

{keywords}
 

Vì vậy, bạn đừng quá tin tưởng rằng củ quả ở siêu thị đều đã được rửa sạch sẽ trước khi đưa lên cho khách hàng. Ngay cả khi bạn mua từ các địa chỉ uy tín thì cũng không có gì để đảm bảo chúng không bị nhiễm bẩn trong quá trình vận chuyển. 

2. Những sản phẩm được xếp ở nơi bắt mắt thường ít tươi nhất

Melanie - một đầu bếp đến từ Manchester (Anh) đã giải thích quy trình luân chuyển mà các siêu thị thường áp dụng: Lô sản phẩm đầu tiên được bày bán lên kệ luôn là sản phẩm tươi ngon. Nếu trong ngày hôm đó không bán hết sản phẩm, sang ngày thứ 2 nhân viên siêu thị sẽ bày những hàng cũ ở phía ngoài cùng, nơi dễ nhìn nhất, còn những sản phẩm mới hơn sẽ bày vào trong để "giải quyết" hàng tồn.

{keywords}
 

Vì thế, những rau củ quả được bày bán ở nơi bắt mắt trong siêu thị là những sản phẩm kém tươi ngon nhất. Bạn nên chịu khó tìm những mặt hàng ở vị trí sâu bên trong.

3. Táo trong siêu thị có thể để trong cả năm

Khi mua táo ở trong siêu thị, ngay cả khi bạn nhìn thấy tươi ngon thì cũng không nên nghĩ chúng mới được hái tại vườn. Ở Mỹ, táo có mùa vụ khá ngắn, chín rộ vào giữa tháng 8 và tháng 9. Vì thế, để bảo quản táo bán quanh năm, những trái táo hầu như đã được xử lý bằng hóa chất và giữ trong kho lạnh. 

{keywords}
 

Trong kho lạnh, táo có thể để được từ 9-12 tháng. Một cuộc điều tra cho thấy, táo trong siêu thị có thể được bảo quản trong thời gian trung bình khoảng 14 tháng.

4. Nhân viên siêu thị không tuân thủ tiêu chuẩn y tế khi làm việc

Đầu bếp Melanie ở Anh nói thêm, nhân viên siêu thị ở các khu vực bán đồ ăn uống phải đeo khẩu trang, mũ, găng tay y tế nhưng thực tế không phải nhân viên siêu thị nào cũng làm đúng quy định về tiêu chuẩn y tế này. 

Vì thế, có thể các rau củ quả trong siêu thị sẽ không đảm bảo an toàn. 

5. Rau củ quả có thể bị bẩn, nhiễm khuẩn từ khách hàng

Thực tế, khách hàng có thể sẽ làm nhiễm khuẩn hàng hóa trong siêu thị. Một món đồ mà người này cầm lên đặt xuống, rồi người thứ 2,3,... cũng làm tương tự như vậy. Thậm chí, họ còn có thể ho, hắt hơi trực tiếp vào đồ trong siêu thị, hoặc dùng tay để che miệng khi hắt hơi sau đó lại cầm vào các sản phẩm. Đó là nguồn lây bẩn cho rau, củ, quả trong siêu thị.

{keywords}
 

6. Rau củ quá kém tươi, hàng tồn có thể bán tại quầy salad

Thực tế, gian đồ ăn trong siêu thị, bao gồm cả salad luôn bắt mắt nhưng nó không phản ánh đúng chất lượng thực sự của sản phẩm. 

{keywords}
 

Ở một số siêu thị, các loại rau củ héo úa, hoặc tồn từ ngày hôm trước, nhân viên sẽ cắt nhỏ để bán tại quầy salad. Đây có thể là cách người bán ngụy trang để "giải quyết" hết hàng. 

7. Các mặt hàng giảm giá ở nơi dễ thấy để thu hút sự chú ý của khách hàng

Khách hàng vào siêu thị luôn thích hàng giảm giá, mua sắm giá rẻ. Đánh vào tâm lý dó, các siêu thị thường lựa chọn nơi trưng bày các mặt hàng giảm giá ở ngay lối vào hay hai giữa lối đi, để thu hút sự chú ý. hách hàng sẽ thuận mắt, tiện tay nhặt hàng cho vào giỏ dù không thực sự cần hoặc chưa sử dụng ngay.

(Theo Dân Việt)