Tàn dư của đại dịch Covid-19 khôn lường: sức khoẻ con người bị đe doạ, khó khăn tài chính, vấn đề an sinh xã hội... dự đoán tạo nên một cuộc khủng hoảng toàn diện. Vậy những “cánh chim đầu đàn” phải làm gì để dẫn dắt đội ngũ tiến về phía trước? 

Cuốn sách Harvard Business Review, chủ đề: Sức bật sau khủng hoảng - Lãnh đạo trong những giai đoạn đau thương mang đến cho độc giả những bài học thực tế trên thương trường, đặc biệt là kỹ năng lãnh đạo, dẫn dắt đội nhóm từ phẩm chất kiên cường, đặt niềm tin vào công nghệ và nương theo sự phát triển tự nhiên của môi trường. 

Cuốn sách mang đến cho độc giả những bài học thực tế trên thương trường.

Chương 1: Bản chất của sự kiên cường 

Kiên cường trở thành phẩm chất cốt yếu của ứng viên được các nhà tuyển dụng chọn. Người kiên cường đứng trước khó khăn, chọn cách không lùi bước, tiến về phía trước. Người kiên cường hiểu giá trị cốt lõi của bản thân, dám dấn thân và khả năng ứng biến linh hoạt trước một biến cố bất ngờ ập đến. 

Chương 2: Truy tìm phẩm chất kiên cường     

Những cái tên như Disney, Motorola, Ford, Nordstrom, Hewlett-Packard... đã rời khỏi danh sách 18 công ty “nhìn xa trông rộng” trong vòng vài năm. Tính bền bỉ, kiên trì củng cố phẩm chất kiên cường. Công ty thành công hạn chế tối đa việc gây tổn thương đến ban lãnh đạo trừ trường hợp vi phạm quy định chung. Ví dụ điển hình với IBM, tập đoàn lỗ hơn 8 tỷ đô la từ 1990 đến 1993, phục hồi ngoạn mục vào năm 1997 khi Gerstner được bổ nhiệm vào vị trí CEO. 

Trong một doanh nghiệp thường tồn tại 4 thách thức: (1) Thách thức về nhận thức; (2) Thách thức về chiến lược, (3) Thách thức về chính trị; (4) Thách thức về hệ tư tưởng. Một CEO kiên cường sẽ tạo ra đội nhóm kiên cường. 

Chương 3: Đặt cược khôn ngoan vào công nghệ đột phá 

Tận dụng công nghệ là phương pháp khôn ngoan cho doanh nghiệp trong quá trình quản lý, vận hành, đồng thời là bán hàng, chăm sóc khách hàng. Công nghệ giúp quán trình diễn ra linh hoạt, hạn chế rủi ro và tốn kém về mặt nhân lực trong quá trình vận hành. 

Các bước thực hành quy trình tận dụng “sức bật” của công nghệ trong quá trình phát triển của doanh nghiệp: (1) Xác định xem công nghệ đó có tính đột phá hay duy trì; (2) Xác định tầm quan trọng chiến lược của công nghệ đột phá; (3) Xác định thị trường ban đầu cho công nghệ đột phá; (4) Giao trách nhiệm xây dựng hoạt động kinh doanh công nghệ đột phá cho một tổ chức độc lập; (5) Duy trì sự độc lập cho tổ chức nghiên cứu công nghệ đột phá.

Chương 4: Sự kiên định của tổ chức

Vấn đề là các y bác sĩ của một bệnh viện “tụt mood”  trong quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân đòi hỏi lãnh đạo phải đưa ra chính sách chăm sóc sức khoẻ tinh thần, bồi dưỡng thể chất, cạnh tranh thi đua khen thưởng. Điều này vô tình tạo nên tính kiên định cho một tổ chức. 

Để làm được việc này, doanh nghiệp phải tìm thấy một nhà lãnh đạo kiên định, xây dựng và rèn giũa tinh thần đội nhóm, ý chí, năng lực của từng thành viên trong tổ chức. 

Cuốn sách gồm 11 chương.

Chương 5: Lãnh đạo trong những giai đoạn đau thương 

Cuộc khủng bố vào tháng 9 năm 2021 là một phần đau thương của nhân loại, thiên tai lũ lụt, thảm họa tự nhiên ... hay gần nhất là đại dịch Covid-19, cho thấy tầm quan trọng của người lãnh đạo dẫn dắt đội ngũ qua giai đoạn đau thương. Theo các nhà nghiên cứu ở Anh, phương pháp “chữa lành” bằng lòng trắc ẩn có mức độ lan toả rộng rãi trong đội ngũ hay cộng đồng giúp củng tố tinh thần của đội ngũ, từ đó doanh nghiệp vượt qua “nghịch cảnh” hạn chế các rủi ro.

Ví dụ điển hình là Nữ hoàng Anh, người chọn ở lại London trong Thế chiến thứ hai, cùng vua George đến thăm các nơi bị tàn phá và khắc phục tàn tích chiến tranh, bày tỏ tình thương, lòng trắc ẩn đến gia đình có nạn nhân tử vong. 

Chương 6: Không thể dự đoán, nhưng lường trước được tương lai

“Sự bất định được hiểu rõ nhất trong sự đối lập với rủi ro”, Nhà Kinh tế học Frank Knight đã chỉ ra sự bất định không có tiền lệ. Mọi thách thức đều mới mẻ, một người có kinh nghiệm phải ứng biến linh hoạt trong quá trình xử lý, giải quyết vấn đề. Đồng thời, các nhà chiến lược cần chuẩn bị “phương pháp hỗ trợ tư duy lạ thường” để tưởng tượng ra một viễn cảnh có thể xảy ra trong tương lai. Từ đó, sẵn sàng đón nhận thử thách hoặc bày ra “đường đi nước bước” đưa doanh nghiệp đến một tầm cao mới. 

Chương 7: Công ty phát triển mạnh hơn khi bảo vệ môi trường 

Đội ngũ nhân viên khoẻ mạnh về cả hai phương diện vật chất - tinh thần sẽ tạo nên một đội ngũ vững mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta phải tập trung vào giải quyết vấn đề về môi trường, cam kết xây dựng doanh nghiệp xanh gắn liền với quá trình phát triển bền vững. Các biện pháp được chuyên gia đề xuất sau đây: (1) Dùng ảnh hưởng chính trị vì lợi ích của khí hậu; (2) Tranh thủ mối quan hệ với các bên liên quan; (3) Tái tư duy về hoạt động kinh doanh. 

Các Giám đốc tài chính là bộ phận sẽ dẫn dắt hoạt động bởi tính chất chi tiêu vào việc tiết kiệm nguồn nguyên liệu và chi phối quá trình sản xuất. 

Chương 8: Trả giá đắt cho hiệu suất 

Các doanh nghiệp thường tập trung vào hiệu suất công việc, tuy nhiên, niềm tin này có thể khiến bạn trả giá đắt đấy. Điều này được minh chứng cụ thể như sau: (1) Kết quả không thực sự ngẫu nhiên; (2) Áp lực hợp nhất; (3) Vấn đề với độc canh; (4) Quyền lực và tư lợi; (5) Hướng tới phẩm chất kiên cường; 

Chương 9: Loại bỏ “cặn bã” để doanh nghiệp hồi sinh 

Phương pháp kinh doanh lỗi thời, hoạt động kinh doanh trì trệ do bộ máy quan liêu ảnh hưởng đến nguy - cơ sống còn của một doanh nghiệp. Người lãnh đạo giỏi phải dám đối diện với vấn đề đang gặp phải, tìm cách khắc phục hoặc sẵn sàng loại bỏ, thay mới, tái cấu trúc bộ máy, thay đổi con người và đề cao tính sáng tạo. 

Thứ nhất, khám phá lại sứ mệnh nổi loạn; Thứ hai, hết lòng với tuyến đầu của doanh nghiệp; Thứ ba, khắc sâu lối tư duy người làm chủ. Đó là ba yếu tố quan trọng để doanh nghiệp hồi sinh ngoạn mục. Chung quy lại, tập trung vào việc phát triển con người cần được chú trọng đầu tiên. 

Chương 10: Chuỗi cung ứng toàn cầu sau dịch 

Đại dịch Covid-19 dần “hạ nhiệt” cho thấy các vấn đề về an sinh xã hội của con người bị ảnh hưởng: thiếu dược phẩm, thuốc men, giá xăng dầu biến động... cùng với lạm phát đã đưa ra một bức tranh toàn cầu ảm đạm. Mâu thuẫn chính trị, suy thoái kinh tế làm thay đổi chuỗi cung ứng trên thị trường. (1) Khám phá và giải quyết các vấn đề rủi ro tiềm ẩn; (2) Tận dụng lợi thế của những sự đổi mới về quy trình; (3) Tái tư duy về sự đánh đổi giữa tính đa dạng của sản phẩm với sự linh hoạt về công suất. Các bước trên đề ra giúp doanh nghiệp hòa nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu sau dịch. 

Chương 11: Hồi sinh mạnh mẽ sau suy thoái

Đến thời điểm hiện tại, lịch sử nhân loại đã trải qua ba cuộc khủng hoảng khi thế giới rơi vào đại suy thoái: (1) Cuộc khủng hoảng 1980 - 1982; (2) Cuộc khủng hoảng 1990 - 1991; (3) Sự kiện dot-com từ 2000 - 2002 cho ta thấy quá trình “lội ngược dòng” của một số doanh nghiệp, tiến lên vị trí dẫn đầu, tuy nhiên, một số doanh nghiệp bị xóa tên trên bản đồ doanh nghiệp. 

Dưới đây là một trong bốn yếu tố mà người lãnh đạo cần quan tâm, chuẩn bị tâm thế đón nhận suy thoái, hồi sinh mạnh mẽ: (1) Bốn phản ứng với sự suy thoái; (2) Đừng quá phòng thủ; (3) Đừng quá hung hăng; (4) Sự cân bằng khó nắm bắt; (5) Làm đúng cách.

Giảng viên Lưu Thủy

Tưởng tượng để dẫn đầuTrong một thế giới thay đổi hàng ngày, đứng trước hiện thực có phần khốc liệt, câu hỏi “làm sao để ứng phó với sự thay đổi?” hay “phải thích nghi, thay đổi và chống chọi như thế nào?”… luôn được những nhà lãnh đạo, điều hành quan tâm.