Liệt nửa người

    Liệt nửa người là tình trạng một bên cơ thể suy yếu, đau tê nửa người bên phải hoặc bên trái phụ thuộc vào vùng não bị tổn thương khi đột quỵ hoặc các nguyên nhân khác. Tổn thương não trái sẽ gây ra liệt nửa người phải và ngược lại. Bên liệt sẽ có cử động yếu hơn bên còn lại hoặc thậm chí không thể cử động

     Liệt nửa người được chia ra thành:

    • Liệt nửa người bẩm sinh: trẻ bị liệt nửa người do tổn thương não trong hoặc ngay sau sinh
    • Liệt nửa người mắc phải: Xảy ra do chấn thương hoặc bệnh tật

    Nguyên nhân chính gây ra liệt nửa người là xuất huyết não hay đột quỵ xuất huyết, các bệnh về mạch máu não làm gián đoạn quá trình vận chuyển máu lên não gây thiếu máu cục bộ dẫn đến đột quỵ

    Các chấn thương, tổn thương não cũng là nguyên nhân gây ra liệt nửa người

    Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây liệt nửa người nhưng ít cấp tính hơn gồm có:

    • Khối u, áp-xe, tổn thương não
    • Bệnh phá hủy vỏ bọc xung quanh tế bào thần kinh
    • Mạch biến chứng do nhiễm virus hoặc vi khuẩn
    • Viêm não
    • Bệnh truyền nhiễm do poliovirus (virus bại liệt)
    • Rối loạn tế bào thần kinh vận động trong tủy sống, thân não và vỏ não
    • Người mắc các bệnh như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, u não
    • Người đã từng hoặc có nguy cơ đột quỵ
    • Người bị chấn thương khi sinh, chuyển dạ khó khăn hoặc đột quỵ chu sinh ở thai nhi trong 3 ngày
    • Người bị chấn thương ở đầu
    • Người mắc hội chứng đau nửa đầu
    • Người mắc các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt là nhiễm trùng huyết và áp xe cổ lan đến não nếu không điều trị
    • Người mắc bệnh loạn dưỡng chất trắng não
    • Người bị viêm mạch máu

    Các triệu chứng thường gặp của liệt nửa người gồm có:

    • Mất thăng bằng
    • Khó nói, khó nuốt, khó đi
    • Tê ngứa hoặc mất cảm giác ở một bên cơ thể
    • Suy giảm khả năng cầm nắm, cử động không rõ ràng
    • Yếu cơ, thiếu sự phối hợp vận động

    Phù não sau cơn sốt cao co giật vì bệnh hiếm gặp

    Căn bệnh hiếm khiến bé gái 3 tuổi ở TP.HCM tổn thương não, phù nửa bán cầu não trái còn bán cầu não phải bị ép xẹp.