Rối loạn tiền đình

    Rối loạn tiền đình là gì?

    Hệ thống tiền đình nằm ở phía sau ốc tai, đóng vai trò quan trọng trong duy trì tư thế thăng bằng, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình.

    Dây thần kinh số 8 là đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay… hệ thống tiền đình sẽ nghiêng, lắc để giữ thăng bằng cho cơ thể.

    Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương dây thần kinh số 8 do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch làm cho cơ thể mất khả năng kiểm soát thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn…

    Ngoài ra, tình trạng tắc nghẽn mạch máu nuôi não hoặc thiếu máu cũng khiến cho hệ thống tiền đình tiếp nhận thông tin chậm hoặc sai lệch từ não bộ, gây hội chứng rối loạn tiền đình.

    Những đối tượng nào có nguy cơ bị rối loạn tiền đình?

    • Tuổi tác: Càng lớn tuổi càng tăng nguy cơ bị các bệnh lý gây chóng mặt, choáng váng, đặc biệt là cảm giác mất thăng bằng (dễ ngã, đi không vững...).

    Theo kết quả của một nghiên cứu dịch tễ lớn, ước tính có khoảng 35% người lớn từ 40 tuổi trở lên (69 triệu người) mắc phải tình trạng rối loạn tiền đình.

    • Tiền sử bị chóng mặt. Nếu bạn đã từng bị chóng mặt trước đây thì bạn có nguy cơ cao bị chóng mặt trong tương lai, tái đi tái lại nhiều lần.

    • Môi trường sống và làm việc: quá ồn, thời tiết khó chịu khi chuyển mùa...

    Một thực tế cho thấy rối loạn tiền đình rất dễ xảy ra ở những người làm việc trong môi trường văn phòng như dân công sở, học sinh sinh viên...Nguyên nhân do đây là những đối tượng thường ngồi nhiều, ít vận động làm tắc nghẽn hoặc co thắt động mạch cột sống thân nền dẫn đến rối loạn tuần hoàn gây thiếu máu nuôi vùng não bộ và bị rối loạn tiền đình.

    • Những người thường xuyên bị căng thẳng về đầu óc, stress cho dù ở mọi lứa tuổi, giới tính cũng là những đối tượng có khả năng mắc bệnh cao.

    Rối loạn tiền đình do nguyên nhân gì?

    Bệnh do nhiều nguyên nhân:

    • Viêm tai giữa do nhiễm virus hoặc vi khuẩn ở tai...

    • Chấn thương đầu

    • Rối loạn tuần hoàn máu như tắc động mạch tiền đình, co thắt động mạch cột sống ảnh hưởng đến tai trong hoặc não

    • Bệnh rối loạn tiền đình cũng có thể do các yếu tố di truyền và môi trường sống (ô nhiễm tiếng ồn, stress...)

    Theo nghiên cứu cho biết, vấn đề giữ thăng bằng và chóng mặt có thể do việc sử dụng thuốc điều trị đau mạn tính chứ không phải ung thư hoặc các rối loạn thần kinh khác gây ra.

    Những dấu hiệu rối loạn tiền đình là gì?

    Khi hệ thống tiền đình bị tổn thương do bệnh, lão hóa hoặc chấn thương, rối loạn chức năng tiền đình có thể xảy ra và thường liên quan đến một hoặc nhiều triệu chứng bao gồm:

    • Chóng mặt, quay cuồng, choáng váng

    • Không thể bước đi, dễ ngã do mất cân bằng và mất định hướng không gian

    • Rối loạn thị giác như nhìn mờ, hoa mắt, nhạy cảm với ánh sáng...

    • Rối loạn thính giác như ù tai

    • Nhận thức hoặc tâm lý thay đổi như lo lắng quá mức, khó tập trung, giảm khả năng chú ý...

    Tuỳ cá nhân mỗi người mà loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình sẽ khác nhau. Một số trường hợp càng lớn tuổi thì triệu chứng về thăng bằng càng nặng.

    Một số người bị rối loạn tiền đình có thể chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh đến cuộc sống hằng ngày cũng như trong học tập, lao động do có dấu hiệu giảm khả năng tập trung, giảm chú ý, lo lắng quá mức. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện những hoạt động đơn giản thường xuyên hằng ngày như ăn uống, sinh hoạt hoặc thậm chí là ra khỏi giường vào buổi sáng.

    Chuyên gia khuyến cáo 5 điều người hay say tàu xe cần tránh

    Không đọc sách báo khi di chuyển hay tránh ngồi các ghế phía cuối xe, bỏ hẳn hay giảm sử dụng những thứ không tốt cho tuần hoàn như thuốc lá, rượu, cà phê, muối là lời khuyên mà chuyên gia đưa ra với người hay chóng mặt, say tàu xe.

    Rối loạn tiền đình ngày càng trẻ hóa, 8 nguyên tắc vàng tránh bệnh ‘ghé thăm’

    Tuổi cao làm tăng nguy cơ bị bệnh rối loạn tiền đình và hiện nay con số này đang có xu hướng trẻ hóa.

    Thiếu máu lên não, rối loạn tiền đình có thể nguy hiểm đến mức nào?

    Nhiều người thường chủ quan với những cơn chóng mặt, đau đầu, mắt mờ, mất ngủ… trong khi đây là dấu hiệu cảnh báo thiếu máu lên não, rối loạn tiền đình, nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến đột quỵ, tai biến.

    Đã có chế phẩm dạng nước dựa trên bài thuốc an cung Hàn Quốc

    Ra đời muộn hơn 40 năm so với dạng viên, nhưng sản phẩm bảo vệ sức khỏe dạng nước (cao lỏng) dựa trên bài thuốc an cung Hàn Quốc nhanh chóng chứng minh được hiệu quả vượt trội cả về hiệu quả lẫn sự tiện lợi.

    ‘Tập thể dục’ cho tiền đình

    Rối loạn tiền đình là bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến hơn cả là ở người trưởng thành, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

    Rối loạn tiền đình và hội chứng tiền mãn kinh

    Các chị em  trong giai đoạn tiền mãn kinh là một trong những trường hợp dễ mắc phải hội chứng rối loạn tiền đình này nhất.

    Mẹo chữa rối loạn tiền đình hiệu quả tại nhà

    Rối loạn tiền đình là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến và là nỗi ám ảnh của nhiều người. Để chữa trị được căn bệnh này cần phải kết hợp nhiều phương pháp.

    Các biện pháp phòng tránh rối loạn tiền đình

    Hiện nay, số người bị rối loạn tiền đình ngày càng tăng cao và đối tượng mắc hội chứng này ngày càng trẻ hóa. 

    Bị rối loạn tiền đình phải làm sao?

    Tuy không phải là hội chứng nguy hiểm đến tính mạng nhưng rối loạn tiền đình gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

    Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình

    Rối loạn tiền đình là căn bênh ngày càng phổ biến với những đối tượng làm việc văn phòng và những người ít vận động tay chân.

    Người bị rối loạn tiền đình cần kiêng ăn gì?

    Chữa trị rối loạn tiền đình có liên quan rất chặt chẽ với chế độ ăn uống. Cách hỗ trợ điều trị đơn giản và hiệu quả là điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày của bạn.

    Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

    Ở Việt Nam, số người mắc chứng rối loạn tiền đình đang có xu hướng ngày càng tăng cao và đang dần trẻ hóa. Vậy rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

    Các món ăn chữa rối loạn tiền đình

    Rối loạn tiền đình là một bệnh phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở những người lao động trí óc, người dùng quá nhiều chất kích thích như: cà phê, thuốc lá…

    Những điều cần nhớ khi chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình

    Bệnh nhân rối loạn tiền đình đặc biệt là người mắc bệnh nặng cần được chăm sóc từ những người thân trong gia đình.

    Những điều cần lưu ý khi bị rối loạn tiền đình

    Người bị rối loạn tiền đình chú ý không nên ngồi liên tục quá lâu, tránh stress, căng thẳng và đến bác sĩ ngay khi xuất hiện những biểu hiện nặng của bệnh.

    Hay chóng mặt - Coi chừng mắc chứng rối loạn tiền đình

    Nếu thường xuyên bị chóng mặt, sa sẩm mặt mày, có thể bạn đã bị mắc chứng rối loạn tiền đình.

    Cách sơ cứu bệnh nhân rối loạn tiền đình cấp

    Rối loạn tiền đình là một hội chứng khá phổ biến ngày nay. Bệnh không phân biệt về tuổi tác và nghề nghiệp, ai cũng có nguy cơ mắc phải hội chứng này.

    Điều trị rối loạn tiền đình không cần dùng thuốc

    Một số phương pháp chữa trị rối loạn tiền đình bằng phương pháp tự nhiên, không cần dùng thuốc dưới đây được nhiều người áp dụng và đem lại kết quả khả quan.

    Điều trị rối loạn tiền đình bằng cách nào?

    Rối loạn tiền đình có thể được điều trị dứt điểm nếu được chuẩn đoán kịp thời.

    Rối loạn tiền đình nên ăn gì?

    Một chế độ ăn hợp lý sẽ góp phần hiệu quả trong việc đẩy lùi nguy cơ rối loạn tiền đình.