- Rối loạn tiền đình là một bệnh phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở những người lao động trí óc, người dùng quá nhiều chất kích thích như: cà phê, thuốc lá…

Rối loạn tiền đình- nguyên nhân chóng mặt ở người cao tuổi
Tại sao rối loạn tiền đình hay tái phát?
Rối loạn tiền đình, 'hung thủ' gây chứng ù tai

Triệu chứng của bệnh là: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, huyết áp thấp. Người mắc bệnh rối loạn tiền đình thường khó ngủ, hay quên, hay cáu giận vu vơ, xa lánh mọi người. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều di chứng tai hại cho sức khỏe.

{keywords}

Sau đây là một số món ăn giúp người rối loạn tiền đình có thể giảm thiểu các triệu chứng của bệnh:

Óc heo hấp với lá ngải cứu.

- Óc heo một bộ, gỡ bỏ những mạch máu lớn, trần qua nước sôi.

- Rau ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ

- Một ít rau diếp cá rửa sạch, ngâm nước muối loãng.

Thực hiện:

Xếp óc heo và rau ngải cứu vào tô rồi hầm cách thủy khoảng 40 phút. Khi sắp bắc xuống rắc thêm rau diếp cá vào. Ăn nóng!

Mỗi ngày ăn một bộ óc heo như vậy. Ăn liên tục bảy ngày.

 

Óc heo trộn trứng gà

- Óc heo một bộ làm sạch, gỡ bỏ các mạch huyết.

- Trứng gà: hai quả

- Lá húng lũi rửa sạch, thái nhỏ.

Đập trứng gà đánh nhuyễn lẫn với óc heo và rau húng rồi rán lên ăn. Mỗi ngày ăn một bữa trong vòng 10 ngày.

Theo kinh nghiệm điều trị của Đông y, các bài thuốc sau cũng có tác dụng cho việc điều trị rối loạn tiền đình:

- Nấm mộc nhĩ trắng (15-20g) nấu canh với thịt heo nạc (50g) và một quả táo đỏ, ăn lúc đói.

- Trà xanh hoặc đen (5g) nấu với vỏ quýt (10 g) cùng với 1/2 lít nước, đun sôi 5-10 phút. Dùng uống sau bữa ăn.

- Gừng khô nướng sơ (6-8g), cam thảo tẩm mật nướng (4g), sắc với 750 ml nước cho đến lúc còn 300 ml, chia hai lần uống trước bữa ăn.

- Xác ve sầu (30g) tán thành bột mịn. Ngày uống hai lần sau khi ăn cơm, mỗi lần uống 2-3g với nước pha ít rượu.

- Hoa cúc trắng (6-8g) tán bột ngâm với nước sôi 5-10 phút, uống sau bữa ăn.

Ngoài ra để có thể giúp điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả, bệnh nhân có thể tập thêm yoga và một số môn thể dục nhẹ khác để có thể cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình. Đồng thời cần đi khám để xác định đúng bệnh và có chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.

Bác sĩ sẽ căn cứ vào từng nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp trị bệnh thích hợp. Nguyên tắc chữa bệnh sẽ phải tuân thủ khí hư thì phải bổ khí; huyết hư thì phải bổ huyết; khí huyết đều hư thì phải bổ cả khí lẫn huyết; do tính chí tổn thương thì người bệnh phải chú ý giữ tinh thần thanh thản, tránh quá buồn phiền, tức giận, lo nghĩ, sợ hãi...

Nếu kiên trì áp dụng các món ăn trên trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn tiền đình.

Tuy nhiên để phòng ngừa rối loạn tiền đình, mọi người nên có chế độ sinh hoạt phù hợp với thể chất và điều kiện cuộc sống của mỗi người. Phải làm việc và nghỉ ngơi điều độ, không gắng quá sức hay quá căng thẳng vì công việc. Chế độ ăn uống nên nhiều rau quả, các loại đậu hạt, hạn chế tối đa các thức ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ khó tiêu, các thức uống có cồn, bỏ thuốc lá.

Khuê Minh