Sỏi mật

    Sỏi mật là một trong các bệnh về đường tiêu hóa, xảy ra khi có sự xuất hiện của sỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật hoặc sỏi hỗn hợp trong túi mật và hệ thống đường dẫn mật trong gan, ống mật chủ.

    Khoảng 80% sỏi mật chủ yếu là do lượng cholesterol ở trong dịch mật gia tăng quá mức, vượt quá khả năng hòa tan của muối mật. 20% còn lại có thể gặp sỏi sắc tố mật liên quan đến nồng độ cao bất thường của sắc tố mật bilirubin.

    Bình thường túi mật sẽ dự trữ dịch mật giúp tiêu hóa chất béo trong thức ăn từ gan. Khi chúng ta ăn, túi mật thực hiện chức năng bằng cách co bóp và tiết mật vào ruột non. Tuy nhiên, nếu chức năng gan suy giảm, vận động đường mật kém gây ứ mật hay có tình trạng viêm thì các thành phần trong dịch mật sẽ bị xáo trộn và kết tụ tạo thành sỏi mật. Sự xuất hiện của sỏi mật làm cản trở dòng chảy của dịch mật, tăng áp lực trong đường mật mỗi khi túi mật co bóp hoặc gây viêm, tổn thương đường mật, túi mật.

    Sỏi mật có thể gây tắc nghẽn dịch mật thành từng đợt, nếu kéo dài sẽ dẫn đến viêm đường mật, túi mật (90% bệnh nhân bị sỏi đường mật nhập viện là do viêm đường mật, túi mật) cấp hoặc mạn tính, viêm tụy cấp, nặng hơn nữa là sốc do nhiễm trùng đường mật, hoại tử túi mật, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết… Nếu không xử lý cấp cứu nhanh chóng, kịp thời, thậm chí có thể gây tử vong.

    Sỏi gan có thể gây ứ mật trong gan, gây áp xe gan, xơ gan dẫn đến suy gan làm giảm khả năng chuyển hóa trong cơ thể.

    Nguyên nhân sỏi mật nói chung có thể bao gồm:

    • Nhịn ăn: khiến túi mật có thể không tiết như bình thường

    • Giảm cân nhanh: khiến gan tạo thêm cholesterol, có thể dẫn tới sỏi mật

    • Nồng độ cholesterol trong máu cao

    • Béo phì: là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất. Béo phì có thể làm tăng mức cholesterol và gây khó khăn trong việc làm rỗng túi mật.

    • Uống thuốc tránh thai, sử dụng liệu pháp thay thế nội tiết tố cho các triệu chứng mãn kinh hoặc đang mang thai: có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu và làm tăng nguy cơ ứ mật ở túi mật.

    • Bệnh mãn tính: như bệnh đái tháo đường, ...

    • Bệnh lý huyết học: thiếu máu tán huyết, ...

    • Do di truyền

     

    Nguyên nhân tạo sỏi cholesterol:

    • Lớn tuổi

    • Ăn nhiều thức ăn có hàm lượng cholesterol cao, nhiều chất béo động vật

    • Do sinh đẻ nhiều (phụ nữ)

    • Do biến chứng từ một số bệnh tiêu hoá như bệnh Crohn, cắt đoạn hồi tràng, ...

    • Do dùng nhiều một số dược phẩm như clofibrate, estrogen, ...

    Nguyên nhân tạo sỏi sắc tố mật:

    • Lớn tuổi

    • Bệnh lý đường mật: ứ đọng dịch mật, nhiễm vi trùng hay ký sinh trùng đường mật

    • Bệnh lý khác: xơ gan, bệnh thiếu máu tán huyết, thiếu máu Địa Trung Hải, thiếu máu hồng cầu hình liềm

    • Phụ nữ: nữ giới có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật cao hơn nhiều so với nam giới do nội tiết tố nữ estrogen kích thích gan tăng sản xuất cholesterol và bài tiết vào trong dịch mật

    • Chế độ ăn giàu chất béo bão hòa, ít chất xơ và rau xanh

    • Thừa cân hoặc béo phì: những người thừa cân với chỉ số khối cơ thể (BMI) > 25 có nguy cơ cao mắc sỏi mật

    • Độ tuổi từ 40 trở lên: tuổi tác càng cao càng có nhiều khả năng bị sỏi mật

    • Những người bị rối loạn tiêu hóa hoặc bệnh viêm ruột mãn tính: khiến cơ thể tái hấp thu muối mật kém, làm tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật

    • Tiền sử gia đình bị sỏi mật

    • Giảm cân nhanh chóng

    • Giảm vận động đường mật: những người làm công việc văn phòng, ít vận động, ngồi nhiều hoặc những người được nuôi ăn qua đường tĩnh mạch dài ngày (người thực vật) rất dễ bị tình trạng này

    • Táo bón cũng tạo ra cơ hội cho vi trùng đường ruột phát triển, dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật, làm cho mật dễ lắng xuống thành sỏi

    • Bệnh lý: rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường, bệnh gan mãn tính (gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, tăng men gan, …), rối loạn mỡ máu

    • Đang mang thai: do thay đổi nội tiết tố và giảm khả năng co bóp của túi mật do kích thước của thai

    • Dùng thuốc:

    Sử dụng thuốc tránh thai dài ngày làm tăng nội tiết tố estrogen từ đó  làm tăng đào thải cholesterol trong mật

    Sử dụng thuốc hạ cholesterol (hạ mỡ máu) làm tăng đào thải cholesterol trong dịch mật

    Dấu hiệu sỏi mật thường không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như bệnh dạ dày, thường bao gồm:

    Đau bụng

    Sỏi mật đau ở đâu? Phần lớn trường hợp sỏi mật có triệu chứng đau ở vùng hạ sườn phải, nhưng cũng không ít trường hợp cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn và phía dưới xương ức).

    Cơn đau sỏi mật thường xuất hiện sau các bữa ăn, đặc biệt khi ăn nhiều dầu mỡ hoặc về đêm khiến người bệnh mất ngủ. Cơn đau nhiều và liên tục kéo dài từ 30 phút đến vài giờ.

    Tùy theo vị trí hình thành sỏi mà tính chất cơn đau sẽ khác nhau:

    • Sỏi túi mật: khi viên sỏi kẹt trong cổ túi mật, người bệnh thường đau bụng dữ dội vùng hạ sườn phải theo từng cơn.

    • Sỏi trong gan hoặc ống mật chủ: người bệnh đau quặn vùng hạ sườn phải, lan ra vai phải hoặc sau lưng, vùng thượng vị.

    Rối loạn tiêu hóa

    Sỏi mật làm cản trở dòng chảy dịch mật xuống đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đầy hơi, chậm tiêu, chán ăn, sợ thức ăn có nhiều dầu mỡ.

    Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện sau bữa ăn, có thể kèm theo buồn nôn và nôn.

    Người bệnh cần đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt khi xuất hiện một trong các dấu hiệu sau:

    • Đau bụng dữ dội kéo dài nhiều giờ và không thuyên giảm dù có uống thuốc giảm đau.

    • Sốt cao trên 38 độ C, kèm theo ớn lạnh, vã mồ hôi.

    • Buồn nôn và nôn kèm cảm giác chướng bụng.

    • Ngứa da kết hợp vàng da hoặc vàng mắt.

    Sỏi mật có nguy hiểm không?

    Bệnh nhân 29 tuổi từ Nhật về Việt Nam cắt túi mật chứa 3.200 viên sỏi

    Sau khi cắt túi mật cho anh C., các bác sĩ phát hiện bên trong có hơn 3.200 viên sỏi từ 1 tới 5mm, nặng khoảng 200g.

    Căn bệnh hàng triệu người Việt mắc, liên quan thói quen ăn uống

    Khoảng 61-77% dân số Việt Nam mắc bệnh lý này, biểu hiện đầu tiên là đau hạ sườn phải và nhiều triệu chứng khác dễ nhầm lẫn.

    Người phụ nữ có hơn 400 viên sỏi trong túi mật

    Người phụ nữ 44 tuổi bị sỏi mật từ lâu nhưng chỉ uống thuốc cầm chừng.

    Gần 100 viên sỏi trong mật người phụ nữ 30 tuổi

    Nữ bệnh nhân 30 tuổi vào viện trong tình trạng vàng da, sốt rét. Các bác sĩ đã phẫu thuật lấy ra gần 100 viên sỏi.

    Phát hiện hàng chục viên sỏi nằm trong gan sau cơn đau bụng

    Bệnh nhân phải cắt phần gan chứa rất nhiều sỏi mật sau khi nhập viện vì đau bụng, sốt.