Suy thận cấp là hội chứng gây ra bởi nhiều nguyên nhân, có thể là nguyên nhân ngoài thận hoặc tại thận, làm suy sụp hoặc mất chức năng tạm thời, cấp tính của cả hai thận, do ngừng hoặc suy giảm nhanh chóng mức lọc cầu thận.
Biểu hiện lâm sàng là thiểu niệu hoặc vô niệu xảy ra cấp tính, tiếp theo là tăng nitơ phiprotein trong máu, rối loạn cân bằng nước và điện giải, rối loạn cân bằng kiềm –toan, phù và tăng huyết áp. Suy thận cấp có tỉ lệ tử vong cao, nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì chức năng thận có thể hồi phục hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn.
Dấu hiệu suy thận cấp tiến triển qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn khởi đầu:
Đây là giai đoạn tấn công của các tác nhân gây bệnh. Diễn biến dài ngắn tùy theo từng nguyên nhân.
Giai đoạn đái ít, vô niệu:
Vô niệu có thể diễn biến từ từ, bệnh nhân có thể đái ít dần rồi vô niệu nhưng nguyên nhân vô niệu, có thể xảy ra đột ngột, nhất là trong trường hợp ngộ độc hoặc do các nguyên nhân cơ giới.
Rối loạn nước, điện giải và thăng bằng toan kiềm, phù tùy mức độ, phụ thuộc lượng nước đưa vào, có thể phù toàn thân, tràn dịch đa màng.
Tăng huyết áp, tràn dịch màng tim gây ép tim cấp, tăng kali máu gây loạn nhịp tim và ngừng tim.
Hội chứng tăng urê máu như: khó thở, buồn nôn, hôn mê, co giật, xuất huyết.
Giai đoạn tiểu trở lại:
Số lượng nước tiểu tăng nhanh dần có trường hợp tiểu 4 – 5 lít/ ngày hoặc hơn, kéo dài 5 – 7 ngày. Urê, Creatinin máu giảm dần, Urê và Creatinin niệu tăng dần, suy thận chuyển sang giai đoạn hồi phục.
Giai đoạn hồi phục:
Khối lượng nước tiểu dần trở về bình thường.
Các rối loạn về sinh hóa dần trở về bình thường.
Tuy nhiên, khả năng cô đặc nước tiểu của ống thận tốn rất nhiều thời gian có khi tới hàng năm mới hồi phục hoàn toàn, mức lọc cầu thận hồi phục nhanh hơn. Thường sang tháng thứ hai đã có thể bình thường, sự hồi phục nhanh, chậm tùy thuộc vào từng nguyên nhân, chế độ điều trị trung bình khoảng 4 tuần.
Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải bệnh suy thận cấp, tuy nhiên một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm:
Những người lớn tuổi
Tăng huyết áp;
Đái tháo đường
Bệnh tim mạch
Bệnh lý ở gan, thận
Bệnh lý mạch máu
Suy thận cấp được chia thành 3 nhóm nguyên nhân:
Nguyên nhân suy thận cấp trước thận
Suy thận cấp trước thận là nguyên nhân thường gặp, chiếm 50 - 60% các nguyên nhân gây suy thận cấp. Bao gồm:
Giảm thể tích tuần hoàn do:
Xuất huyết.
Mất dịch qua đường tiêu hóa: ói, tiêu chảy…
Mất dịch qua thận: thuốc lợi tiểu, đái tháo đường (lợi tiểu thẩm thấu), đái tháo nhạt, suy thượng thận…
Mất nước qua khoang thứ ba: bỏng, viêm tụy, viêm phúc mạc, giảm albumin nặng…
Mất qua da: bỏng, đổ mồ hôi, tăng thân nhiệt
Lượng nhập giảm: ăn uống ít, rối lọan tâm thần.
Giãn mạch hệ thống trong sốc (sốc phản vệ, sốc nhiễm trùng).
Bệnh mạch máu lớn gồm kẹp động mạch chủ khi phẫu thuật, phình tách động mạch chủ, huyết khối tắc mạch, tắc hoặc hẹp động tĩnh mạch thận.
Nguyên nhân suy thận tại thận.
Bệnh cầu thận nguyên phát, nguyên nhân suy thận cấp có thể là biến chứng của viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu.
Bệnh cầu thận thứ phát: Viêm cầu thận lupus trong đợt tiến triển cấp tính. Hội chứng Goodpasture…
Các nguyên nhân gây viêm ống kẽ thận cấp tính: Truyền nhầm nhóm máu ABO, nhiễm độc, hóa chất…
Nghe lời mách bảo uống cỏ mực để chữa bệnh, nhiều người phải nhập viện tại TP.HCM do suy thận cấp. Thậm chí, bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ lọc máu định kỳ suốt đời.
Bốn loại siro ho của Ấn Độ vừa bị nghi ngờ liên quan tới 69 ca tử vong ở Gambia. Trước đây, hàng chục trẻ em khác ở Ấn Độ cũng mất do mối liên hệ với siro ho.