Lễ ra mắt sản phẩm diễn ra ngày 26/12/2024 tại tỉnh Lâm Đồng với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cùng nhiều chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp và nông dân sản xuất giỏi các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Ninh Thuận.

image001.jpg
 Ông Trần Thanh Vũ - Tổng Giám đốc Syngenta Việt Nam phát biểu tại lễ ra mắt sản phẩm mới. Ảnh: Syngenta Việt Nam

Khi canh tác nông nghiệp, nhà nông nào cũng mong muốn có được những vụ mùa bội thu, đạt lợi tức đầu tư tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều loại bệnh hại luôn rình rập, đe dọa sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, trong đó lớp nấm Oomycetes trong đó có Phytophthora sp., Peronophythora sp. (chính là những tác nhân gây nên bệnh sương mai, thối hoa, thối trái... trên nhiều loại cây ăn trái, đặc biệt là cây ăn trái có giá trị cao). Những bệnh hại này có thể lây lan và bùng phát mạnh mẽ trong điều kiện thời tiết sương mù, ẩm độ cao và nhiệt độ môi trường thấp trong vườn, gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất, chất lượng và giá trị trái thương phẩm.

Ông Nguyễn Văn Toản - Trưởng phòng Bảo vệ thực vật - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bắc Giang chia sẻ: "Phòng trừ bệnh sương mai là vô cùng quan trọng, gây hại nghiêm trọng nhất là khi ra hoa đến quả non. Nếu không phòng trừ tốt thì gây thiệt hại từ đầu vụ”.

Ông Nguyễn Văn Vinh - nông dân tại Buôn Hồ, Đắk Lắk, thì cho hay: "Bà con rất sợ thối trái. Bơm những loại thuốc thông thường ko giảm được mấy và hiện nay vẫn đang chưa tìm được giải pháp ưng ý để trị triệt để bệnh thối trái. Những vườn bị nấm rồi, thương lái mua bán thấp hơn”.

Thấu hiểu những nỗi lo của nhà nông, với ưu thế của tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực nông dược, Syngenta luôn tiên phong giới thiệu các giải pháp công nghệ có khả năng kiểm soát bệnh hại với hiệu quả vượt trội.

Sau quá trình nghiên cứu, Syngenta Việt Nam đã hợp tác với một số viện nghiên cứu, cơ quan chức năng tiến hành khảo nghiệm, đánh giá hiệu quả của sản phẩm mới đối với các bệnh hại sương mai, thối hoa, thối trái. 

Theo công bố của Syngenta Việt Nam tại Lễ ra mắt sản phẩm, kết quả khảo nghiệm cho thấy sản phẩm Orande 280SC (Oxathiapiprolin (OXTP) 30g/L & Mandipropamid (MPD) - 250 g/L) với Cơ chế Tác động Kép chính là khắc tinh của các bệnh hại do lớp nấm Oomycetes gây ra. 

image003.jpg
 Orande 280SC có công nghệ tiên tiến hàng đầu và cơ chế tác động kép độc đáo. Ảnh: Syngenta Việt Nam

Với cơ chế thứ nhất, OXTP sẽ cắt đứt việc vận chuyển Lipid giữa màng tế bào. Với cơ chế thứ hai, MPD  sẽ ức chế quá trình tổng hợp Cellulose, làm phá vỡ cấu trúc vách tế bào nấm bệnh, đảm bảo tiêu diệt nấm bệnh tại 2 vị trí khác nhau và không có nguy cơ kháng chéo.

Nhờ cơ chế tác động tiên tiến, Orande 280SC cho hiệu lực cao, kiểm soát bệnh hại do lớp nấm Oomycetes gây ra lên đến hơn 90%, vượt trội so với những giải pháp hiện tại mà bà con đang sử dụng.

Orande 280SC cho hiệu lực kéo dài, phun từ 10 đến 14 ngày/lần vẫn đảm bảo hiệu lực phòng trị đến hơn 90%, giúp giảm được 2 lần phun thuốc bảo vệ thực vật trên một vụ so với tần suất thông thường mà bà con nông dân vẫn áp dụng.

Ông Trần Thanh Vũ  - Tổng Giám đốc Syngenta Việt Nam nói: "Với Orande 280SC, chúng tôi tự tin mang đến cho bà con nông dân một giải pháp toàn diện và hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh hại thối hoa, thối trái do lớp nấm Oomycetes gây ra. Orande 280SC ra đời không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng về giải pháp bảo vệ thực vật để bảo vệ cây trồng khỏi lớp nấm Oomycetes mà còn cho thấy Syngenta không ngừng đổi mới và luôn tìm tòi, phát triển các giải pháp tiên tiến, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành nông nghiệp trong hành trình phát triển bền vững”.

“Orande 280SC trị thối trái rất hiệu quả, giúp giảm 10% tỷ lệ bệnh thối trái so với các sản phẩm khác, trái sạch bệnh, xanh sáng. Tôi rất hài lòng với sản phẩm này”.
(Ông Nguyễn Văn Vinh - nông dân tại Buôn Hồ, Đắk Lắk)

“Orande 280SC là thuốc dạng nước nên rất dễ pha. So với các thuốc tôi hay dùng, Orande 280S cho hiệu lực phòng trị thối trái lên tới hơn 90%, vết bệnh mau khô. Thuốc cho hiệu lực cao và kéo dài nên không cần phối trộn kèm các loại thuốc khác”.
(Anh Nguyễn Huy Đông - nông dân tại Lâm Hà, Lâm Đồng)

(Nguồn: Syngenta Việt Nam)