- Bà Nguyễn Thị Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD-ĐT) giải thích tại sao sửa đổi quy định sĩ số trẻ trong các lớp, nhóm lớp tư thục.
Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/6/2015 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/8/2015.
Đến nay, quy định về điều kiện, thủ tục thành lập, chia tách, đình chỉ, giải thể và điều kiện hoạt động trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ tư thục và nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục đã được quy định tại Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục (Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 21 tháng 4 năm 2017) và Quyết định số 2056/QĐ-BGDĐT ngày 15/6/2017 về công bố danh mục văn bản QPPL quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần cũng đã quy định bãi bổ một số khoản, điểm trong Điều 14 của Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT.
Thực tiễn hiện nay, việc thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/6/2015 tại một số địa phương, đặc biệt ở khu công nghiệp, khu đô thị, khu đông dân cư đang gặp khó khăn, bất cập.
Theo quy định tại Thông tư 13 số trẻ/nhóm lớp mẫu giáo độc lập tư thục là 50 trẻ, nhưng thực tế nhiều nhóm lớp vượt trên 50 trẻ, có trường hợp trên 100 trẻ do khó khăn về điều kiện đất đai, cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức để thành lập trường. Việc tồn tại các nhóm lớp này hiện nay là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu gửi con theo giờ giấc linh hoạt, gần khu dân cư của phụ huynh trong điều kiện trường công lập không đủ khả năng đáp ứng.
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp giao ban tháng 01/2018, giao Bộ GD-ĐT rà soát, chỉnh sửa quy định về tổ chức hoạt động của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, tư thục phù hợp, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia phát triển GDMN.
Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động ban hành kèm theo Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT là rất cần thiết.
Mục đích việc xây dựng Thông tư sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Thông tư số 13/2015/TT-BGDDT đảm bảo đảm bảo thống nhất với quy định tại Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ và danh mục văn bản QPPL quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; giúp địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân tham gia phát triển GDMN. Đồng thời đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
Nội dung sửa đổi tập trung vào vấn đề khó khăn, cốt lõi của thực tiễn cần giải quyết ngay. Khi Luật Giáo dục sửa đổi được ban hành, sẽ tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện phù hợp với Luật.
Ngoài bãi bỏ một số khoản bãi bỏ theo Quy định tại Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 46, Dự thảo thông tư sửa đổi Quy chế tổ chức hoạt động trường mầm non tư thục chỉ sửa đổi ở Điều 14, với quy định cụ thể:
- Sửa đổi, bổ sung khoản 2, quy định về số trẻ trong nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục: tăng số trẻ trong một nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục có không quá 70 (bảy mươi) trẻ (quy định tại Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT là không quá 50 (năm mươi) trẻ).
+ Bổ sung quy định về tổ trưởng chuyên môn trong nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục; quy định về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn của tổ trưởng quản lý hoạt động chuyên môn
Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến cho dự thảo, đến ngày 24/5.
Nguyễn Thị Hiếu (Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non - Bộ GD-ĐT)
Bao giờ hết bất lực nhìn trẻ mầm non bị bạo hành?
Bài toán chất lượng giáo dục mầm non chỉ có thể được giải khi Nhà nước đưa ra quốc sách về giáo dục, ưu tiên phát triển giáo dục mầm non.
"Hãy gắn camera vào lương tâm của mỗi người"
Bàn tiếp về vấn nạn trẻ mầm non bị bạo hành, về các cơ sở mầm non chưa được chăm lo chu đáo bà Nguyễn Thị Hoài Thu cho rằng, lương tâm phải là yếu tố hàng đầu rồi mới tới trách nhiệm và pháp luật.