- Nói lắp ở người lớn thường chiếm tỉ lệ ít hơn ở trẻ em. Tuy nhiên, điều này đem đến nỗi tự ti rất lớn đối với người nói lắp khiến họ rất khó hòa nhập với cộng đồng. 


Ngay cả khi nói hoặc hỏi những câu đơn giản như “Mấy giờ rồi?”, “Tôi tên là”... cũng khiến họ cảm thấy căng thẳng và gặp nhiều trở ngại để có thể giao tiếp bình thường với mọi người. Không những bản thân họ cảm thấy tự ti và khó hòa nhập mà kể cả những người xung quanh cũng có thể cười nhạo họ hoặc ngại giao tiếp với họ vì quá mất thời gian.

Bệnh nói lắp ở người lớn không phải là căn bệnh gây chết người nhưng gây ảnh hưởng tâm lý rất nặng nề ở người bị nói lắp. Họ có thể bị xem là những kẻ ngốc hay có vấn đề về thần kinh. Người bệnh nói lắp luôn mơ ước về thế giới mọi người có thể hiểu và chấp nhận họ. Vậy bệnh nói lắp ở người lớn có thể điều trị được không?

{keywords}


Vì sao lại có tật nói lắp ở người lớn?

Nhiều thế hệ các nhà khoa học đã thử đưa ra lời giải thích cho hiện tượng nói lắp ở người lớn. Nhưng dường như hiểu biết của con người về bộ não vẫn là chưa đủ để tìm ra bí mật của sự rối loạn trong lời nói này.

Đôi khi hiện tượng này còn có sự xuất hiện của yếu tố di truyền. Vì có nhiều gia đình có nhiều thế hệ nói lắp và không ít các cặp song sinh mà cả hai đều bị nói lắp giống nhau. Dù vậy, theo các chuyên gia, cả stress lẫn yếu tố di truyền đều chỉ là điểm khởi đầu chứ chưa phải là nguyên nhân gây ra nói lắp. Hoạt động tạo ra lời nói có sự tham gia của hàng trăm cơ mặt. Một số hình thành nên âm, một số giúp các dây thanh dao động và số khác giúp giữ nhịp thở,… Tất cả cần được phối hợp nhịp nhàng như một dàn hợp xướng. Nhưng ở người nói lắp có thể là sự trục trặc của một bộ phận nào đó. Cũng có giả thiết cho rằng có thể thần kinh não điều khiển hoạt động lời nói của người nói lắp đã bị tổn thương.

Đến nay vẫn chưa biết được nguyên nhân cụ thể để lý giải cho hiện tượng này. Tuy nhiên, nói lắp có thể được chia làm hai dạng phổ biến: nói lắp được hình thành trong quá trình phát triển kỹ năng ngôn ngữ, trường hợp này thường xuất hiện ở trẻ em và khi không được điều trị đúng đắn và kịp thời có thể trở thành mãn tính và dẫn đến khi lớn lên vẫn mang theo tật nói lắp này. Hoặc do các nguyên nhân về yếu tố thần kinh gây nên. Ngoài ra, nói lắp ở người lớn còn có thể là do hiện tượng tâm lý. Nhưng trường hợp này là rất ít.

Nói lắp ở người lớn có chữa được không?

Ngày nay có đến hơn 200 liệu pháp chữa nói lắp ở người lớn như dùng thuật thôi miên, luyện nói, châm cứu, các bài tập thở, đến các loại thuốc đông y và tây y... hứa hẹn sẽ chữa khỏi tật nói lắp này chỉ trong vòng nửa tháng, hay một tháng.

Tuy nhiên chuyên gia chữa nói lắp nổi tiếng Andronovoi-Arutunian không tin vào những điều hứa hẹn này và ông cho rằng, sau khi tốn một khoảng tiền lớn vào những liệu pháp này, người bệnh có thể nói trôi chảy hơn thật nhưng kết quả này là không lâu dài.

Thực chất tật nói lắp chỉ có thể chữa được trong điều kiện giao tiếp bình thường và đòi hỏi phải có thời gian cũng như sự kiên trì. Tiếp theo đó là những bài tập luyện kỹ năng phát âm ở điều kiện thực tế như trong một cuộc giao dịch ở cửa hàng, hay trong cuộc họp, giao tiếp với người lạ,… Và cuối cùng những người nói lắp đã tìm thấy được bầu trời mơ ước của họ. Việc giao tiếp của họ đã trở nên tự nhiên hơn như hít thở khí trời vậy.

Do đó, bệnh nói lắp ở người lớn là có thể chữa được. Tuy nhiên, người bệnh cần phải kiên trì và luyện tập hàng ngày trong một thời gian dài mới có thể tìm thấy được kết quả mong muốn.

Thành Luân (tổng hợp)

Điều trị tật nói lắp ở trẻ em

Điều trị tật nói lắp ở trẻ em

Việc điều trị tật nói lắp ở trẻ em là vô cùng quan trọng, để trẻ không chỉ sớm khắc phục được bệnh, mà còn để các em không phải gặp khó khăn lâu dài khi lớn lên.

Điều trị tâm thần phân liệt bằng liệu pháp

Điều trị tâm thần phân liệt bằng liệu pháp

Để hỗ trợ điều trị bệnh tâm thần phân liệt, các nhà tâm lý học lâm sàng đã nghiên cứu và đưa vào áp dụng thực tế lâm sàng những liệu pháp tâm lý nhằm giúp bệnh nhân phục hồi lại chức năng sống.

Bệnh tâm thần là gì?

Bệnh tâm thần là gì?

Bệnh tâm thần do hoạt động của não bộ bị rối loạn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm thần, bệnh cơ thể... làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại.