- Trong lúc tàu vỏ thép đóng theo nghị định 67 của ông Nguyễn Duy Muộn (xã Quảng Cư, TP Sầm Sơn, Thanh Hóa) hư hỏng, nằm bờ thì công ty và chủ tàu đổ lỗi cho nhau.

Hết bảo hành

Liên quan tới vụ tàu vỏ thép 18 tỷ ở Thanh Hóa: 9 lần ra khơi đều gặp sự cố, ông Nguyễn Quang Dương, Tổng giám đốc công ty CP Đại Dương (đơn vị đóng tàu) cho biết những phản ánh của ông Muộn là không đúng.

{keywords}
Giám đốc công ty Đại Dương: Hết hạn bảo hành nên ông Muộn không thể đổ lỗi cho công ty

Công ty Đại Dương đã đóng 12 tàu cá vỏ thép cho ngư dân ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình (riêng Thanh Hóa 5 tàu). Theo ông Dương, tất cả tàu đều vận hành tốt, duy nhất tàu của ông Muộn gặp một số vấn đề.

Tàu của ông Muộn được bàn giao ngày 25/8/2016, do trung tâm đăng kiểm tàu cá kiểm tra và cấp giấy đăng kiểm, thời gian bảo hành là 6 tháng (đến 21/2/2017).

Theo ông Dương, ông Muộn phản ánh công ty không bảo hành trong thời gian còn bảo hành là không đúng.

Bởi thực tế trong thời gian bảo hành, phía công ty đã sửa chữa, bảo dưỡng máy phát điện, sửa tời, thay bóng đèn, sửa và thay thế một số thiết bị cần thiết 6 lần với tổng số tiền đã chuyển cho ông Muộn là hơn 336 triệu đồng.

Mới đây nhất, ngày 22/6 (đã hết bảo hành 4 tháng), ông Muộn tiếp tục báo tàu bị sự cố hỏng trục cơ máy phát điện số 1, trục trặc bộ điều tốc máy phát điện số 2, cháy một số bóng điện và chấn lưu...

Lúc này ông Muộn có đề nghị hỗ trợ tiền sửa chữa 2 máy phát điện hết khoảng 100 triệu, nhà máy thống nhất hỗ trợ 50 triệu nhưng ông Muộn không đồng ý và yêu cầu thay toàn bộ dây điện, toàn bộ chấn lưu trên tàu.

“Mặc dù hết thời gian bảo hành, nhưng nhà máy vẫn có trách nhiệm, đồng ý hỗ trợ tiền sửa chữa máy phát điện, thay các bóng điện và chấn lưu bị hỏng. Ông Muộn không đồng ý, mà yêu cầu công ty phải hỗ trợ 300 triệu”, ông Dương cho biết.

{keywords}
Tàu vỏ thép của ông Muộn 9 lần ra khơi đều gặp sự cố, nay phải nằm bờ

Tàu hư hỏng chính là phần máy phát và hệ thống điện. Hai mục này là do ông Muộn tự tay đi mua và ký hợp đồng.

Cụ thể, ông Muộn yêu cầu công ty tạo điều kiện thay máy có công suất phù hợp, công ty đã đồng ý cho ông Muộn trực tiếp vào Sài Gòn làm việc với nhà cung cấp (về giá cả và chất lượng).

Số tiền chênh lệch ông Muộn phải trả cho công ty là 350 triệu đồng, nhưng đến nay công ty chưa nhận được.

Về phần điện, chủ tàu làm việc trực tiếp với nhà thầu phụ, có giấy tờ nghiệm thu, bàn giao giữa nhà thầu phụ và chủ tàu, được đăng kiểm nghiệm thu, nay đã hết thời gian bảo hành 4 tháng, chủ tàu lại đổ hết lỗi cho công ty là không đúng...

Ngày 5/7, UBND TP Sầm Sơn chủ trì họp, ông Muộn lại đòi đền bù 800 triệu, phía công ty không đồng ý”, ông Dương nói.

Sai thiết kế?

Trao đổi với PV, ông Muộn khẳng định việc ông phản ánh là hoàn đúng.

{keywords}
Ông Muộn bức xúc vì con tàu của ông liên tục hỏng

Theo chứng thư thẩm định giá của công ty CP Thông tin và thẩm định giá Tây Nam Bộ, rất nhiều thiết bị không được lắp ráp như tời kéo dự phòng, đồng hồ bấm giây, đồng hồ đo độ nghiêng... đặc biệt là chân vịt xuất xứ Nhật Bản công ty lại mua gia công của một đơn vị ở Hải Phòng, dẫn đến việc chưa dùng đã hỏng.

Liên quan tới việc vào Sài Gòn mua máy, ông Muộn cho biết, khi công ty lắp 2 máy phát điện vào tàu và cho chạy thử thì đã không vận hành được.

"Công ty gọi đơn vị thiết kế xuống kiểm tra mới biết 2 máy phát điện lắp không đúng thiết kế nên không dùng được. Sau đó công ty gọi tôi lên để cho tôi tự đi chọn máy", ông Muộn cho hay.

Ông cùng một chủ tàu khác ở Nghệ An và một kỹ thuật viên của công ty vào tận Sài Gòn chọn máy.

{keywords}
Máy tàu liên tục hỏng

“Mới đầu vào người của công ty chủ động dẫn chúng tôi đến xem máy ở một nơi sản xuất, nhưng tôi thấy máy cũ nên không đồng ý. Sau đó tôi tìm được máy ưng ý với giá khoảng 600 triệu, nhưng phía công ty không đồng ý và phải đi theo người của công ty đến chỗ khác theo ý của họ”, ông Muộn nói.

Cũng theo ông Muộn, việc công ty cho rằng ông làm việc với nhà thầu phụ để lắp hệ thống điện là không đúng.

“Có người xuống lắp, tôi hỏi thì họ bảo là người của công ty cử xuống. Sau khi lắp, vì mong muốn lấy tàu ra khơi nên tôi đã ký vào tất cả các văn bản do công ty đưa ra, ai ngờ chưa ra khơi máy móc, thiết bị trên tàu đã hỏng”, ông Muộn nói thêm.

Vị chủ tàu khẳng định, nếu công ty không giải quyết dứt điểm, ông sẽ đưa ra pháp luật làm rõ.

Vụ tàu vỏ thép nằm bờ: Buộc sửa chữa 20 tàu

Vụ tàu vỏ thép nằm bờ: Buộc sửa chữa 20 tàu

Công ty Nam Triệu phải sửa chữa, khắc phục 15 tàu và Công ty TNHH Đại Nguyên Dương phải khắc phục sửa chữa 5 tàu vỏ thép rỉ sét, hư hỏng.

Thanh Hóa báo cáo: 18/23 tàu vỏ thép bị hư hỏng

Thanh Hóa báo cáo: 18/23 tàu vỏ thép bị hư hỏng

Trong quá trình vận hành 18/23 tàu vỏ thép đã gặp phải hư hỏng, trục trặc về máy móc, khai thác không hiệu quả, trong đó có 4 tàu nằm bờ.

Tàu vỏ thép 18 tỷ ở Thanh Hóa: 9 lần ra khơi đều gặp sự cố

Tàu vỏ thép 18 tỷ ở Thanh Hóa: 9 lần ra khơi đều gặp sự cố

Tàu vỏ thép của ông Nguyễn Duy Muộn trị giá 18 tỷ đồng, tuy nhiên 9 lần vươn khơi thì cả 9 lần đều phải quay vào bờ vì máy hỏng hóc.

Đến lượt ngư dân Quảng Nam 'ác mộng' với tàu vỏ thép 17 tỷ

Đến lượt ngư dân Quảng Nam 'ác mộng' với tàu vỏ thép 17 tỷ

Ngư dân Trần Văn Liên (Quảng Nam) đã kiện một doanh nghiệp đóng tàu ra tòa bởi con tàu vỏ thép 17 tỷ của ông vừa xuống nước đã hỏng máy.

Tàu vỏ thép gần 20 tỷ rỉ sét: Đình chỉ 2 công ty đóng tàu

Tàu vỏ thép gần 20 tỷ rỉ sét: Đình chỉ 2 công ty đóng tàu

Trả lời chất vấn sáng nay, Bộ trưởng NN-PTNT cho biết 2 DN đóng tàu thép gần 20 tỷ bị rỉ sét ở Bình Định bị đình chỉ để tập trung khắc phục hậu quả. 

Tàu vỏ thép 20 tỷ rỉ sét: Đưa 200 triệu, ngư dân rút khiếu nại

Tàu vỏ thép 20 tỷ rỉ sét: Đưa 200 triệu, ngư dân rút khiếu nại

Sở NN&PTNT Bình Định xác nhận: 7 ngư dân đã làm đơn xin rút khiếu nại và đề nghị không thẩm định độc lập. Tuy nhiên, ngày 9/6 thì 6 ngư dân không rút đơn nữa.

Lê Anh