Thái Lan: Lễ hội té nước lớn nhất thế giới

Đến Thái Lan từ 13 - 15/4 hàng năm, du khách sẽ hòa mình vào “cuộc chiến nước” lớn nhất thế giới Songkran như một nghi thức cầu may mắn trong dịp năm mới theo lịch của người Thái.

Mặc dù được tổ chức trên khắp đất nước nhưng lễ hội Songkran có đôi chút khác biệt ở các vùng miền của Thái Lan. Bangkok mùa Songkran là “đại chiến nước” sôi nổi khắp hang cùng ngõ hẻm từ Banglamphu, quảng trường Rattanakosin, đường Phra Athit, Santhichaiprakan, Wisut Krasat cho đến phố tây Khao San…

{keywords}
Du lịch Thái Lan để hòa mình vào lễ hội té nước lớn nhất thế giới từ 13 - 15/4 hàng năm

 

Thế nhưng Chiang Mai mới là nơi khởi phát lễ hội té nước Songkran. Kinh đô của vương quốc Lanna xưa trở nên rộng ràng vào ngày 12/4 khi các gia đình tất bật dọn dẹp nhà cửa, diện quần áo mới và tham gia nghi thức rước tượng Phật quanh thành phố. Lộ trình rước tượng Phật thường bắt đầu từ cầu Nawarat, đi tiếp đến cổng thành Thapae, qua các ngả đường và điểm cuối là chùa Wat Prasingh.

Những ngày sau đó là chuỗi hoạt động văn hóa thú vị khác như đắp tháp Phật bằng cát bên sông Ping nhằm xoá bỏ đi điều không may để tìm lại sự an lành cho năm mới.

Nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội té nước cầu may cùng người Thái, ngay từ bây giờ, bạn có thể đặt tour du lịch Thái Lan: Chiang Mai - Chiang Rai 4 ngày, Bangkok - Pattaya 5 ngày giá chỉ từ 6,89 triệu tại Vietrantour để kịp tham gia lễ hội té nước Songkran 2019.

Myanmar: Lễ hội làm công đức nhiều nhất

{keywords}
Người dân Myanmar tích cực đi chùa làm công đức trong dịp Lễ hội nước Thingyan

Kéo dài từ 13 đến 17/4 hàng năm, Lễ hội nước Thingyan được ghi nhận là dịp có số lượng người làm công đức đông nhất trên khắp Myanmar. Đây cũng là dịp người dân “nhiệt tình” dội nước vào người nhau trong giai điệu du dương của lời ca, điệu múa truyền thống tại các ngôi điện thờ được trang trí lộng lẫy. Tục lệ này mang hàm nghĩa tẩy trần và xua tan những điều xấu xa, tội lỗi trong năm cũ.

Từ đêm 12/4 được gọi là a-kyo nei, là thời điểm bắt đầu loạt hoạt động tôn giáo. Các Phật tử sẽ thọ trì tám giới pháp của Phật, bao gồm không dùng bữa sau giờ Ngọ để gieo trồng quả phúc, hầu mong đời sau được hưởng. Đồng thời, người dân tích cực làm công đức như đi chùa, tu viện, cúng dường các nhà sư, phóng sinh cá, gia súc, thể hiện sự kính trọng đối với cha mẹ, người cao tuổi và nhà giáo.

{keywords}
Té nước xua tan xui rủi của năm cũ là một trong các hoạt động thú vị của Lễ hội nước Myanmar

Ngày tiếp theo được gọi là a-kya nei đánh dấu lễ hội nước Thingyan chính thức bắt đầu. Theo truyền thống, người dân sẽ dùng các nhánh cây vẩy nước thơm chứa trong một bát bạc để xua tan điều xui rủi của năm cũ. Tuy nhiên, tại một số thành phố chính như Yangon, các vòi tưới nước, chậu, thau, bát, cốc nhựa hay thậm chí là súng phun nước, vòi chữa cháy cũng được huy động để làm lễ hội trở nên sôi động hơn, đồng thời đánh bay cái nóng oi ả của mùa hè.

Theo hành trình tour Myanmar 4 ngày giá 10,59 triệu đồng của Vietrantour, du khách sẽ hòa mình vào lễ hội nước Thingyan độc đáo và tràn ngập vui vẻ của người dân xứ sở chùa Vàng.

Campuchia: Lễ hội lớn nhất của người Khmer

Chol Chnam Thmey nghĩa là “Năm mới Khmer” theo tiếng Campuchia, là lễ hội mừng năm mới lớn nhất của cộng đồng người Khmer bao gồm hầu hết người dân Campuchia và dân tộc thiểu số Khmer cư trú ở Việt Nam. Lễ hội diễn ra từ ngày 13 - 15/4 hàng năm nhằm đánh dấu sự kết thúc của mùa thu hoạch truyền thống và sự khởi đầu của một năm mới hứa hẹn bội thu.

Trong ngày đầu tiên của lễ hội - Moha Songkran, người Khmer bắt đầu dọn dẹp bàn thờ, trang hoàng lại nhà cửa và chuẩn bị đồ cúng lễ các vị thần trên trời hay còn gọi là devoda đang tìm đường về núi Meru thiêng liêng - trung tâm của vũ trụ theo Ấn Độ giáo và Phật giáo.

{keywords}
Người Campuchia thực hiện nghi thức tắm tượng Phật trong lễ hội Chol Chnam Thmey lớn nhất của người Khmer nhằm cầu trường thọ, hạnh phúc, may mắn và thịnh vượng

Ngày thứ 2 - Vanabot là ngày người Khmer tưởng nhớ và kính trọng các bậc cao niên, người thân đã khuất thông qua làm từ thiện như phát đồ ăn cho người nghèo, đắp các tháp xá lị bằng cát, thực hiện nghi thức bang scole trong đền.

Ngày cuối cùng của buổi lễ cũng là ngày đầu tiên của năm mới. Các Phật tử thực hiện nghi lễ tắm tượng Phật được gọi là Pithi Srang Preah. Một đám rước Hoàng gia tại thủ đô Phnom Penh sẽ kết thúc các hoạt động lễ hội diễn ra trong ngày như đua voi, đua ngựa, đấu quyền anh…

Bạn có thể trải nghiệm lễ hội Chol Chnam Thmey đặc sắc của người Khmer qua tour Campuchia 5 ngày, giá trọn gói 8,99 triệu đồng của Vietrantour.

Liên hệ Vietrantour:

- Trụ sở: 33 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: 024 730 56789, Hotline: 093 599 6789. Website: vietrantour.com.vn. Fanpage: www.facebook.com/Vietrantour.com.vn.

- Văn phòng tại Hạ Long (Quảng Ninh): Tel: 0332628989, Hotline: 08433668888. Địa chỉ: 492 Nguyễn Văn Cừ

- Văn phòng tại Hải Phòng: Tel: 0225 383 6255, Hotline: 091 105 5255, 0934 256 255. Địa chỉ: 23 Điện Biên Phủ, Ngô Quyền, TP Hải Phòng

- Văn phòng tại Ninh Bình: Hotline: 0888058533. Địa chỉ: số 166 Lương Văn Thăng  - TP Ninh Bình.

- Văn phòng tại Sơn La: Tel: 02123853801, Hotline: 0396881960. Địa chỉ: 68 Lò Văn Giá, TP. Sơn La, tỉnh Sơn La

- Văn phòng tại Thanh Hóa: Hotline: 091 504 0793 - 096 785 8666. Địa chỉ: 33 LK 25 Khu đô thị Đông Sơn, P. An Hoạch, TP. Thanh Hoá

- Văn phòng tại Tuyên Quang: Tel: 0207 381 8889, Hotline: 096 163 6862. Địa chỉ: 316-318, đường 17/8, TP. Tuyên Quang

- Văn phòng tại Vĩnh Phúc: Tel: 021 16282266, Hotline: 0904833456. Địa chỉ: 418 Hai Bà Trưng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc.

Ngọc Minh