Cho tới thời điểm này, câu hỏi: Sữa TH True Milk sạch hay không sạch, quảng cáo
đó đúng hay không đúng, có thể tiếp tục phát sóng hay cần chỉnh sửa? vẫn còn là
một dấu chấm hỏi...
TIN BÀI KHÁC
Thăm ngôi biệt thự sang trọng của gia đình Clinton
"iPhone 5" giá 700.000 đồng tại Trung Quốc
Hối hả sắm Iphone, Lexus… cúng người âm
Đôi dép tông giá 'cắt cổ': 378 triệu VND
Từ khi mới xuất hiện, quảng cáo “sữa sạch” của TH True Milk ngay lập tức gây được sự chú ý của nhiều người tiêu dùng, nhất là trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, khi môi trường ô nhiễm, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, vấn đề an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu.
TH True Milk với tiêu chí “sữa sạch” đã đánh trúng với tâm lý của không ít các bà mẹ trẻ khi mong muốn tìm cho con mình nguồn sữa đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, sữa TH True Milk thực sự có đạt chất lượng tuyệt vời như quảng cáo không hay chỉ là một chiêu PR khiến khách hàng nhầm lẫn mà tin tưởng?
TH True Milk “sạch” còn sữa khác thì không?
Sự việc được dấy lên vào cuối tháng 7/2011 khi Hiệp hội Sữa gửi khiếu nại tới Bộ Y tế, Bộ Công thương và các đơn vị trực thuộc về việc dùng từ "sạch" trong thông điệp quảng cáo “Tinh túy thiên nhiên được giữ vẹn nguyên trong sữa tươi sạch” của TH True Milk.
Không ít các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sữa cũng lên tiếng phản đối cách quảng cáo này bởi dù ít, dù nhiều, quảng cáo của TH True Milk về “sữa sạch” đã phần nào đó gây hiểu nhầm, ảnh hưởng tới việc kinh doanh của họ.
Nhiều tranh cãi xoay quanh quảng cáo của sữa TH True Milk.
Lãnh đạo một doanh nghiệp lớn trong ngành sữa chia sẻ, khi mới xem mẫu quảng cáo
của TH True Milk, nhiều người trong công ty đã “nóng gáy”: “Trên thị trường có
mỗi một ông quảng cáo mình là sữa sạch thôi thì các ông khác là có vấn đề à? Tôi
cho rằng, việc này rất dễ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng”.
Trên các diễn đàn online, nhiều độc giả cũng đưa ra ý kiến: “Theo tôi quy trình
làm sữa thì công ty nào cũng bao gồm chừng ấy bước, quảng cáo “sạch” là để đánh
vào tâm lý người tiêu dùng. Đó là một cách quảng cáo, một “chiêu” dụ dỗ người
xem “nhẹ dạ, cả tin”, không hiểu biết và không có lập trường mà thôi!”.
Trao đổi với VnExpress, ông Trịnh Quý Phổ - Tổng thư ký Hiệp hội Sữa cũng cho
rằng: việc quảng cáo như vậy vô hình trung hàm ý rằng tất cả các loại sữa khác
là “không sạch”. Điều này tác động tiêu cực đến hình ảnh sữa tươi của các doanh
nghiệp trong Hiệp hội Sữa Việt Nam, gây ngộ nhận cho người tiêu dùng về chất
lượng sữa tươi, khiến họ có thể hiểu rằng việc uống các loại sữa tươi khác là
không sạch.
Văn bản của Hiệp hội sữa Việt Nam cho rằng, cách giải thích “sữa sạch” là sữa
nguyên liệu từ nông trại của Công ty TH có thể gây nên một số hiểu lầm nguồn sữa
thu mua từ các hộ nông dân là không sạch. Do đó, có thể làm ảnh hưởng trực tiếp
đến hàng trăm nghìn hộ nông dân chăn nuôi bò sữa.
Chỉ là câu slogan quảng cáo?
Trước nội dung quảng cáo bị cho là “nổ” và nhập nhèm dễ gây ngộ nhận cho người
tiêu dùng, trên báo Nông nghiệp VN đăng tin trả lời công văn của Bộ Y tế. Theo
đó, ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (VSATTP)
cho rằng: Đây “chỉ là quảng cáo” nên không có cơ sở kết luận nội dung quảng cáo
có hàm ý là các sản phẩm sữa khác không sạch.
Đại diện cơ quan này còn bổ sung thêm ví dụ, nếu một người nào đó đặt tên cho
con mình là Hùng Dũng thì cũng không thể gây ngộ nhận hoặc hàm ý rằng rằng con
của những người khác là hèn nhát. Thậm chí, một đại diện của Cục này còn thông
tin, nếu như Công ty TH có đặt tên sản phẩm True Milk của họ là “Sữa sạch” thì
cũng không hề vi phạm quy định nào.
Hiện nay, Cục ATVSTP chưa đưa ra quy chuẩn chung nào cho “sữa sạch” nhưng theo
một nhà kinh doanh làm việc trong lĩnh vực maketing, quảng cáo: Đối với True
Milk, sữa của họ có được từ “những tinh túy thiên nhiên” nên họ coi đó là “sạch”.
“Các doanh nghiệp khác như Vinamilk cũng có thể sử dụng từ “sạch” nếu thích,
chẳng ai cấm họ cả, như Coca Cola và Pepsi là hai ví dụ. Pepsi ra đời và dùng
slogan “The next generation”, nghĩa là thế hệ kế tiếp, ám chỉ Coca Cola đã lỗi
thời. sau đó Coca Cola dùng slogan mới là “The true cola”, nghĩa là Cola đích
thực, dụng ý chỉ đây mới là hàng thật. Hoặc lấy ví dụ gần đây nhất, ngay ở Việt
Nam, Tập đoàn Hòa Phát mới quảng cáo cho dự án bất động sản của họ với cái tên
Mandarin Garden với slogan là “Vị trí không thể đẹp hơn”. Nếu với cách suy diễn
của Hiệp hội sữa thì có lẽ tập đoàn Hòa Phát cũng sẽ bị kiện”, vị này nói.
Thêm vào đó, để minh chứng cho quảng cáo của TH True Milk “không có gì đáng phải
bàn cãi”, theo Cục VSATTP: Tất cả các sản phẩm thực phẩm nói chung, sữa nói
riêng sau khi đã được cơ quan Y tế cấp giấy “Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm” và
nhà sản xuất đảm bảo sản phẩm của mình sản xuất ra đúng như chất lượng đã công
bố đều bảo đảm an toàn. Do đó có thể hiểu, “sữa sạch” không nhất thiết phải là
nguyên liệu sữa được lấy từ trang trại.
Sau khi nhận được văn bản của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, ông Trịnh Quý Phổ
cho biết, đã gửi tới cho các công ty thành viên để góp ý và có phản hồi trong
thời gian tới. Tuy nhiên, vị này tiết lộ, quảng cáo của Công ty TH True Milk đã
gây phản ứng trong cộng đồng các doanh nghiệp sản xuất sữa.
Về phía người tiêu dùng, không ít bạn đọc cũng chia sẻ: Việc quảng cáo tung hô
“sữa sạch” hay ‘không sạch” không ảnh hưởng quá nhiều tới họ, nhưng trong thâm
tâm, người mua mong muốn biết được sự thật: Đằng sau hai chữ “sữa sạch” đó thực
chất là gì, có thực sự là “sạch” không?
"Để tin tưởng vào thương hiệu của sản phẩm, chúng tôi cần biết chất lượng thực
của sữa TH True Milk chứ không chỉ dừng lại ở quảng cáo, hay nói như giải thích
từ phía công ty TH thì đó chỉ là một slogan", chị Vũ Thị Thủy - khách hàng cư
ngụ tại Thanh Xuân, Hà Nội cho biết.
Trong khi đó, Công ty TH lại không đưa ra bình luận gì thêm về vụ tranh cãi xung
quanh clip quảng cáo về sữa sạch TH True Milk mà chỉ khẳng định: Đơn vị này tuân
thủ các quy định của luật pháp và sẽ chấp hành các quyết định của cơ quan quản
lý.
(Theo GDVN)