Chúng ta vẫn thường nghe Quan Vân Trường ngồi đánh cờ, uống rượu để yên cho Hoa Đà rạch xương chữa trị viết thương. Việt Nam của chúng ta cũng từng có một người như thế.

Câu 1. Thần tướng kiệt xuất nào của nước ta thản nhiên ngồi uống trà mặc cho kẻ thù dùng mũi tên chọc thủng đầu, chảy máu?

A. A. Nguyễn Bặc

B. B. Trần Quốc Tuấn

Đáp án chính xác là Trần Quốc Tuấn.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, khi sang nước ta vào đầu năm 1281, "Sài Thung ngạo mạn vô lễ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh. Quân sĩ Thiên Trường ngăn lại, Thung dùng roi ngựa quất họ bị thương ở đầu... Vua Trần Nhân Tông sai Thượng tướng Trần Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp. Thung nằm khểnh không ra, Quang Khải vào hẳn trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp.

Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn nghe thấy thế, tâu xin đến sứ quán xem Thung làm gì. Lúc ấy Quốc Tuấn đã gọt tóc, mặc áo vải. Đến sứ quán, ông đi thẳng vào trong phòng. Thung đứng dậy vái chào mời ngồi. Mọi người đều kinh ngạc, có biết đâu gọt tóc, mặc áo vải là hình dạng nhà sư phương Bắc. Ông ngồi xuống pha trà, cùng uống với hắn. Người hầu của Thung cầm mũi tên đứng sau Trần Quốc Tuấn, chọc vào đầu đến chảy máu, nhưng sắc mặt Quốc Tuấn vẫn không hề thay đổi. Khi trở về, Thung ra cửa tiễn ông...”.

C. C. Phạm Ngũ Lão

 

Câu 2. Sinh thời, Trần Quốc Tuấn từng nấu nước tắm cho ai để hóa giải hiềm khích?

A. A. Trần Quang Khải

Đáp án chính xác là Trần Quang Khải.

Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải là hai anh em con chú, con bác. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, do việc cha của Trần Quang Khải (Trần Thái Tông) bị Trần Thủ Độ ép lấy vợ của anh trai là Trần Liễu (cha Trần Hưng Đạo) nên giữa hai người có hiềm khích. Điều này không tốt cho triều đình và đất nước lúc bấy giờ, khi vó ngựa Mông – Nguyên đang xâm phạm bờ cõi nước ta.

Trong bối cảnh đó, Trần Hưng Đạo đã chủ động giảng hòa với Trần Quang Khải. Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, Trần Quang Khải vốn sợ tắm gội, Trần Hưng Đạo thì thích tắm thơm, liền bảo: "Mình mẩy cáu bẩn, xin tắm dùm", rồi cởi áo Trần Quang Khải ra, dùng nước thơm tắm cho ông. Từ đó, mối hiềm khích được loại bỏ, về sau, hai ông đã có những đóng góp to lớn trong kháng chiến chống quân Nguyên.

B. B. Trần Nhật Duật

C. C. Trần Quốc Chẩn

 

Câu 3. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn từng đòi chém chết người con nào khuyên ông cướp ngôi nhà Trần?

A. A. Trần Quốc Khang

B. B. Trần Quốc Nghiễn

C. C. Trần Quốc Tảng

Đáp án chính xác là Trần Quốc Tảng.

Do bị em trai bắt phải nhường vợ nên Trần Liễu rất căm thù vua Trần Thái Tông. Trước khi qua đời, Trần Liễu nắm tay Trần Quốc Tuấn và dặn Trần Quốc Tuấn cướp ngôi. Trần Quốc Tuấn để trong lòng nhưng nhưng không cho là phải, sau đem chuyện đó ra hỏi các gia nô như Yết Kiêu, Dã Tượng, con trai Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, họ đều khuyên không nên làm thế. Riêng người con thứ là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng khuyên ông cướp ngôi. Nghe xong, Trần Quốc Tuấn rút gươm kể tội: "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra" và định giết Quốc Tảng. Hưng Vũ Vương vội chạy tới khóc lóc xin tha tội, Trần Quốc Tuấn mới tha. Sau đó, ông dặn Hưng Vũ Vương: "Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng".

 

Câu 4: Người nào sau đây là gia nô lừng danh của Trần Hưng Đạo?

A. A. Yết Kiêu

B. B. Dã Tượng

C. C. Cả hai người trên

Đáp án chính xác là cả hai người trên.

Sinh thời, Trần Hưng Đạo thu nhận được những gia nô, bộ hạ rất tài giỏi. Ông đối xử với họ ân nghĩa như cha con nên rất được lòng mọi người. Trong số các gia nô của Trần Hưng Đạo phải kể đến những danh tướng kiệt xuất như Yết Kiêu – danh tướng nổi tiếng với biệt tài lặn dưới nước, Dã Tượng chuyên về quản voi, Phạm Ngũ Lão – người đan sọt nổi tiếng nhất trong lịch sử dân tộc, góp công hai lần đánh bại Mông – Nguyên.

 

Câu 5. Người con gái nào của Trần Quốc Tuấn sau trở thành Hoàng hậu có công cứu vua Trần Nhân Tông hai lần thoát khỏi hổ và voi tấn công?

A. A. Bảo Thánh hoàng hậu

Đáp án chính xác là Bảo Thánh hoàng hậu.

Bảo Thánh hoàng hậu vợ vua Trần Nhân Tông tên húy là Trần Thị Trinh, con gái lớn của danh tướng Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo, mẹ là Nguyên Từ quốc mẫu Thiên Thành. Khi chưa vào cung, do cha là người có công lao rất lớn nên tuy không phải con vua nhưng bà vẫn được phong tước vị là Quyên Thanh Công chúa. Từ nhỏ, Quyên Thanh là người tính tình nhu mì, thông minh sáng suốt, có nhân đối với kẻ dưới nên ai ai cũng yêu mến quý trọng; lớn lên trở thành một thiếu nữ xinh đẹp, đức hạnh. Về sau bà có 2 lần cứu vua Trần Nhân Tông khi ông bị hổ và voi tấn công.

B. B. Chiêu Thánh hoàng hậu

C. C. Linh nhân hoàng hậu

 Tiểu Uyên

Triều đại nào có tới 9 vị vua bị bức tử?

Triều đại nào có tới 9 vị vua bị bức tử?

Tồn tại trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, quyền lực rơi vào tay các bề tôi, triều đại này có tới 9 vị vua bị bức tử.

Vị vua vĩ đại nào cuối đời chết bởi nghi án bị vợ đầu độc?

Vị vua vĩ đại nào cuối đời chết bởi nghi án bị vợ đầu độc?

Với tài kinh bang tế thế xuất sắc, ông được hậu thế ghi nhận là một trong những vị vua vĩ đại nhất lịch sử phong kiến Việt Nam, nhưng tiếc là, đến cuối đời lại chết bởi nghi án bị chính vợ mình đầu độc.

Người Việt nào được suy tôn là ông tổ nghề đúc súng ở nước ngoài?

Người Việt nào được suy tôn là ông tổ nghề đúc súng ở nước ngoài?

Gắn với quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc ta từng sản sinh ra những nhà kỹ thuật quân sự xuất sắc. Trong số đó, có người thậm chí còn được suy tôn là ông tổ nghề đúc súng ở nước ngoài.

Sứ thần nào của nước ta từng đánh bại thần cờ Trung Quốc?

Sứ thần nào của nước ta từng đánh bại thần cờ Trung Quốc?

Khi đi sứ sang Trung Quốc, bằng tài năng và bản lĩnh hơn người, nhiều sứ thần nước ta đã góp phần làm vẻ vang đất nước, để lại câu đối để đời, những áng văn hay khiến các nước lân bang phải khâm phục.

Quốc hiệu Việt Nam lần đầu xuất hiện khi nào?

Quốc hiệu Việt Nam lần đầu xuất hiện khi nào?

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nước ta có nhiều lần thay đổi quốc hiệu. Trong đó, có quốc hiệu tồn tại nhiều thế kỷ, nhưng cũng có quốc hiệu chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn.    

Công chúa nào hy sinh thân mình, lấy Thoát Hoan để cản bước quân Nguyên?

Công chúa nào hy sinh thân mình, lấy Thoát Hoan để cản bước quân Nguyên?

Lịch sử dân tộc nước ta từng có những người phụ nữ đã hy sinh hạnh phúc cá nhân để mang lợi ích to lớn cho dân tộc.

Vị tể tướng nào trong sử Việt bị kết án tử vì mê tín dị đoan?

Vị tể tướng nào trong sử Việt bị kết án tử vì mê tín dị đoan?

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam có không ít bậc khai quốc công thần từng bị vua kết tội chết từ những bản án oan ức. Trong đó có người còn bị chết vì mê tín.

Vua nào từng nhường vợ mình cho người khác?

Vua nào từng nhường vợ mình cho người khác?

Ông là vị vua có số phận khá đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, sinh thời từng kết duyên với vua của triều đại khác. Sau lại nhường vợ cho cận thần.