Ngày 7/10, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản đã chính thức cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với thanh long Bình Thuận sau hơn 3 năm nộp hồ sơ đăng ký.

Như vậy, sau nhiều lần hoàn thiện hồ sơ, tài liệu để đáp ứng các yêu cầu của phía Nhật Bản, hiện đã đăng ký bảo hộ thành công cho sản phẩm này. Đây là sản phẩm nông sản thứ 2 của Việt Nam sau vải thiều Lục Ngạn được cấp bằng chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.

{keywords}
Thanh long Bình Thuận.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, đến nay, Nhật Bản đã cấp 111 bằng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm trong và ngoài nước, trong đó thanh long của Việt Nam là một trong 3 sản phẩm nước ngoài được cấp.

Việc được Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp tại nước này cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa lớn bởi Nhật Bản là một thị trường khó tính, có những quy định pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý rất khắt khe. Điều này được ví như "giấy thông hành" để vào thị trường Nhật Bản nói riêng, thế giới nói chung, mở ra nhiều cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ thanh long Bình Thuận ở nhiều thị trường khác nhau, nhất là ở các thị trường khó tính...

Sản lượng thanh long năm 2021 của Việt Nam khoảng 1,015 triệu tấn, tập trung tại tỉnh: Bình Thuận 571 nghìn tấn; Long An: 233,1 nghìn tấn; Tiền Giang: 156,3 nghìn tấn. Dù là địa phương có sản lượng thanh long thấp hơn các tỉnh khác nhưng Bình Thuận đã tập trung vấn đề thương hiệu, chỉ dẫn địa lý để nâng cao giá trị của quả thanh long.

Thu Hằng