hoa binh.jpg
Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức giao dịch thủ tục hành chính.

Chị Nguyễn Thu Huyền, phường Phương Lâm chia sẻ: Việc ứng dụng CNTT vào quá trình giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) bây giờ thuận lợi hơn rất nhiều. Khi muốn làm thủ tục gì, chúng tôi thường vào Trang thông tin điện tử của phường kết nối liên thông với Cổng dịch vụ công của tỉnh để tra cứu các bước, thủ tục cần làm để chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ đầy đủ, thuận lợi hơn trong quá trình giao dịch. Vì thế TTHC được thực hiện nhanh gọn hơn nhiều.

Xác định ứng dụng CNTT, CĐS là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, UBND thành phố đã ban hành các kế hoạch, chương trình để cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, CĐS, đảm bảo an toàn thông tin mạng, xây dựng chính quyền điện tử. Từ đó từng bước chuyển đổi nhận thức cho cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp về ứng dụng CNTT, CĐS trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước và nâng cao chất lượng cải cách hành chính (CCHC) trên địa bàn. Năm 2023, thành phố là đơn vị dẫn đầu Chỉ số CCHC và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các huyện, thành phố.  Ông  Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND, Phó trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số TP Hòa Bình 

Phát triển hạ tầng số, dữ liệu số được thành phố quan tâm đầu tư. Thành phố đã triển khai hạ tầng kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II cho 19/19 phường, xã đảm bảo việc khai thác các hệ thống phầm mềm dùng chung của tỉnh, thành phố. Đầu tư trang thiết bị hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến đa điểm, đảm bảo chuyển tiếp 100% cuộc họp từ Trung ương - tỉnh - thành phố - phường, xã thông qua đường truyền số liệu chuyên dùng.

Toàn thành phố có 20 điểm cầu truyền hình hội nghị trực tuyến của thành phố và các phường, xã. 100% cán bộ, công chức, viên chức của thành phố được trang bị máy tính, kết nối mạng LAN, Internet tốc độ cao phục vụ công tác chuyên môn.

Toàn thành phố có 20 Trang thông tin điện tử, trong đó, thành phố có 1 trang, 19 trang phường, xã giúp địa phương phản ánh hoạt động, quảng bá, tuyên truyền, đưa dịch vụ công trực tuyến đến gần với người dân, doanh nghiệp, nâng cao chỉ số CCHC. 20 trang thông tin điện tử đều được lập hồ sơ cấp độ 2 về an toàn hệ thống thông tin...

Thực hiện xử lý văn bản trên hệ thống phần mềm, 100% lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp xử lý văn bản đi, đến và ký số trên hệ thống phần mềm quản lý văn bản theo quy định. Số văn bản đi được gửi hoàn toàn dưới dạng điện tử là 16.777 văn bản, không còn văn bản đi được gửi hoàn toàn bằng bản giấy; 709 hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng.

Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2024, thành phố tiếp nhận 14.332 hồ sơ; 14.252 hồ sơ được giải quyết và trả kết quả qua phần mềm một cửa điện tử. Có 3.008 hồ sơ giải quyết của TTHC toàn trình; 1.831 hồ sơ, chiếm 59,29% giải quyết dưới dạng toàn trình; 33.998/37.644 hồ sơ, đạt 90,32% đã tiếp nhận, giải quyết trực tuyến một phần. Thực hiện số hoá hồ sơ, thành phố có tổng số 14.471 hồ sơ, đã hoàn thành số hoá 9.990 hồ sơ, đạt 69,45%.

Thời gian tới, TP Hòa Bình tiếp tục triển khai các giải pháp đẩy mạnh thực hiện phần mềm quản lý văn bản và điều hành; ứng dụng chữ ký số trong phần mềm quản lý văn bản điều hành, đảm bảo tỷ lệ văn bản đi ký số/văn bản đạt 100%. Phần mềm một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến một phần, dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đẩy mạnh thanh toán trực tuyến. Khích lệ, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng để giao dịch với cơ quan nhà nước. Trang thông tin điện tử, hệ thống thông tin báo cáo được tổ chức thực hiện đảm bảo yêu cầu theo quy định...

Theo Hương Lan (Báo Hòa Bình)