- Một trong những yếu tố làm nên đứa trẻ "công dân toàn cầu " thực sự chính là "thay đổi và đừng than vãn" nữa.

Hôm nay, tôi trên đường về cùng con gái Mimi thì dừng lại mua nước. Gần cống có một rãnh nước dơ, một chú chó đứng đó uống. Có cô gái bé nhỏ cũng cùng mẹ mua nước với tôi và Mimi.

Cô bé hỏi mẹ: “Mẹ ơi, sao nước dơ bẩn thế mà con chócũng uống hả mẹ?”

Mẹ bé bảo: “Con chó nó phải uống bởi vì nó là chó đó con. Nếu mà mình làm ác kiếp sau phải làm con chó uống nước đó đó. Nhớ không?”

Cô bé hỏi tiếp: “Vậy kiếp trước con chó làm gì hả mẹ?”

Bà mẹ lúng túng ko biết trả lời sao.

Không dám bàn luận về cách dạy này, tôi đến nói chuyện chơi: “Chị để em”.

Tôi quay sang bé: “Con gái à? Sao nước này lại dơ thế hả con?”

- Vì người ta làm nó dơ ạ! 

- Ừ! Cô có thấy nhiều con đường không cóvũng nước dơ thế này. Chắc tại người ta không đổ nước lung tung. Nếu có thì cũng quét ngay, cống cũng thoát nước tốt hơn ha con?”

-Đúng rồi đó cô!

- Ồ, vậy con chó uống nước này dơ quá có tội nghiệp nó không?

- Có. Con thấy tội nó quá. 

- Vậy mai mốt con nhớ uống hết, đừng đổ ra đường nhé! Để đường sạch. 

- Dạ. 

Mimi chen vào: 

- Mai mốt em lớn làm kỹ sư cầu đường đểlàm cống thoát nước thật tốt nhé!

Cô bé cười: Dạ!

Tôi cười nháy mắt với mẹ em rồi trả tiền ra đi.

Thực chất, tôi muốn nói điều gì?

Chúng ta thay vì dạy trẻ chấp nhận thì dạy con tìm cách thay đổi và khắc phục. Dạy con cách thay đổi mình và xã hội để tốt hơn.

  • CatherineYen Pham