Nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu tiến hành các hoạt động tạm biệt năm cũ Giáp Ngọ, đón chào năm mới Ất Mùi.

Cũng như Việt Nam, Tết Nguyên đán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người dân ở nhiều quốc gia châu Á hoặc các cộng đồng người gốc Á tại Mỹ, châu Âu... Tết Nguyên đán là dịp người dân châu Á đi xa trở về quê hương sum họp gia đình, ăn bữa cơm đoàn viên.

Vào thời điểm này, nhiều quốc gia, cộng đồng đã bắt đầu các hoạt động đón chào năm mới.

{keywords}
Người dân tại một ngôi đền ở Singapore thắp hương khấn cầu một năm mới bình an. (Ảnh: Reuters)
{keywords}
Pháo hoa đón Giao thừa tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. (Ảnh: CNN)
{keywords}
Bên ngoài một ngôi đền ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, rực rỡ ánh đèn màu. (Ảnh: Reuters)
{keywords}
Biểu diễn múa rồng tại một khu mua sắm ở Bangkok, Thái Lan. (Ảnh: Reuters)
{keywords}
Một người bán hàng ở Manila, Philippines đang lau những bức tượng hình con dê mạ vàng óng ánh. (Ảnh: News)
{keywords}
Cộng đồng người Hoa ở Mỹ tổ chức bắn pháo hoa đón chào năm mới bên sông Hudson, New York. (Ảnh: China.org.cn)
{keywords}
Nhà hát opera ở Sydney, Australia, chuyển tông đỏ để hưởng ứng không khí đón tết của người dân châu Á sống ở nơi đây. (Ảnh: PRNAsia)
{keywords}
Múa sư tử ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia. (Ảnh: Reuters)
{keywords}
Một phụ nữ chụp ảnh cùng những chú cừu mô hình ở Hong Kong. Trong tiếng Trung Quốc, "dê" và "cừu" là hai từ đồng âm, vì thế năm Dê cũng được gọi là năm Cừu. (Ảnh: News)
{keywords}
Thiếu nữ Hàn Quốc chụp ảnh với những chú cừu tại một quán cà phê ở thủ đô Seoul. Cũng như dê, cừu là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc và những điều tốt đẹp. (Ảnh: Getty)

Thanh Vân