Tạp chi Y học và Vệ sinh nhiệt đới của Mỹ vừa báo cáo một trường hợp nhiễm giun ký sinh hết sức hiếm gặp.
Bệnh nhân là một cô gái 25 tuổi, sống tại Nhật Bản. Trước thời điểm vào viện 5 ngày, cô gái này từng có bữa tiệc sashimi với các loại cá sống. Sau đó cô thấy vùng amidan trái đau và khó chịu nên đến bệnh viện St. Luke ở Tokyo để kiểm tra.
Con giun vẫn còn sống được gắp ra khỏi amidan của cô gái
Các kết quả xét nghiệm máu không phát hiện bất thường. Tuy nhiên khi được hỏi về lịch sử ăn uống, các bác sĩ nghi ngờ cô nhiễm giun ký sinh nên nội soi kiểm tra. Kết quả phát hiện 1 con giun vẫn còn sống ngoe nguẩy ở vị trí amidan trái.
Khi gắp ra, con giun có chiều dài 3,8 cm, đang trong thời kỳ thay vỏ (giai đoạn 3). Kết quả xét nghiệm ADN cung cấp thhêm, sinh vật này thuộc ngành giun tròn ký sinh, tuy nhiên chúng thường sống phổ biến trong dạ dày vật chủ do ăn hải sản, thịt chưa nấu chín, hiếm khi chui lên đường hô hấp trên.
Đối với bệnh nhân nữ người Nhật, sau khi con giun được lấy ra khỏi amidan, các triệu chứng bệnh đã nhanh chóng hết và được về nhà.
Xu thế mắc giun ký sinh do ăn hải sản sống đang ngày một tăng ở các nước phương tây. Tính đến nay đã có hơn 700 ca mắc ghi nhận ở Nhật, Nam Phi, Hà Lan và các nước ven Bắc Thái Bình Dương.
Năm 2018 tại Nhật Bản cũng từng ghi nhận nam bệnh nhân 32 tuổi bị sưng to niêm mạc dạ dày do bị giun “tấn công”. Trước đó, bệnh nhân này có biểu hiện nôn mửa và sốt kéo dài suốt 1 tuần. Khai thác tiền sử, bệnh nhân chia sẻ thường xuyên ăn sushi.
Minh Anh (theo CNN)
5 con giun hiếm dài hàng chục cm chui từ tay chân người đàn ông
Con giun lớn nhất chui ra từ các ổ áp xe trên tay, chân người bệnh có chiều dài lên tới 60cm. Được biết, người bệnh có thói quen bắt cua, cá từ suối về ăn.