Tối 31/10, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết, em P.H (15 tuổi) hiện đã hồi phục sau thời gian điều trị vỡ dị dạng mạch máu.

Theo đó, H. đến cấp cứu tại bệnh viện địa phương vì đi tiêu phân máu đỏ tươi ồ ạt, da xanh, niêm nhợt. Sau khi truyền hai đơn vị hồng cầu lắng, tình trạng mất máu không được kiểm soát. H. được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2.

Tại Khoa Cấp cứu, bác sĩ chẩn đoán em bị sốc giảm thể tích do xuất huyết đường tiêu hoá dưới. Bệnh nhân tiếp tục đi tiêu ồ ạt ra máu. Hội chẩn nhanh, các bác sĩ quyết định truyền thêm 1 lít máu, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để xác định nguyên nhân. 

Vị trí vỡ dị dạng mạch máu ở ruột non. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Kết quả CT bụng nghi ngờ em H. bị vỡ dị dạng mạch máu ở phần giữa của ruột non. Ngay lập tức, ê-kip phẫu thuật đã nội soi ổ bụng vào rạng sáng 20/10.  Việc quan sát để xác định điểm chảy máu gặp không ít khó khăn do bệnh nhân chảy máu nhiều, ruột non dài khoảng 2m.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thọ Đức cho biết, khi mở lòng ruột ra, vị trí nghi ngờ đang chảy máu thành vòi. Đoạn ruột có mạch máu dị dạng được ê-kip cắt và khâu nối lại. 

Sau đó, bệnh nhi được chuyển đến Khoa Hồi sức rồi chuyển sang Khoa Ngoại Tổng hợp. Xét nghiệm công thức máu cho kết quả bình thường. Bệnh nhi hồi phục dần, da và niêm hồng, dự kiến sẽ xuất viện trong một vài ngày tới.

Bác sĩ Đức thông tin thêm, vỡ dị dạng mạch máu ở ruột non gây xuất huyết ồ ạt gây sốc mất máu thường hiếm gặp. Nếu không chẩn đoán, xử trí kịp thời, người bệnh có thể tử vong. 

Vì sao bệnh nhân Whitmore có tỷ lệ tử vong cao?

Vì sao bệnh nhân Whitmore có tỷ lệ tử vong cao?

Nhiều bệnh nhân Whitmore được điều trị theo các chẩn đoán khác nhau trước khi phát hiện mắc loại vi khuẩn "ăn thịt người". Ngay cả khi chẩn đoán đúng, nhiều bệnh nhân bỏ cuộc vì điều trị rất lâu, tốn kém.