Theo khẳng định của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), Bộ NNPTNT, dịch tả lợn châu Phi không lây lan sang con người và không lây lan trực tiếp đến sức khỏe con người.

Thịt lợn sạch” - cụm từ quen thuộc được sử dụng để đánh giá về độ an toàn của loại thực phẩm quen thuộc. Tuy nhiên, khi được hỏi thế nào là thịt lợn sạch thì không phải ai cũng trả lời được.

Theo PGS - TS Phan Thanh Tâm - giảng viên ngành công nghệ chế biến thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trong bối cảnh dịch lợn tả châu Phi diễn biến phức tạp, người tiêu dùng Việt Nam không nên quay lưng với thịt lợn, mà có thể vẫn ăn như bình thường để đảm bảo dinh dưỡng. Theo đó, rất dễ để chọn mua thịt lợn an toàn tại các siêu thị, chợ dân sinh…

{keywords}
 

Thịt lợn sạch là thịt lợn đảm bảo được hai tiêu chí: An toàn và vệ sinh. Thứ nhất, an toàn là không chứa chất tồn dư kháng sinh, không chứa chất tạo nạc, không chứa chất tăng trọng, không chứa chất bảo quản, không chứa kim loại nặng. Ngoài ra, thịt an toàn  không chứa một số hóa chất độc hại khác ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người.

Thứ hai, không chứa các vi sinh, ký sinh trùng, vi trùng gây hại. Đảm bảo các khâu chăm sóc, chế biến bảo quản luôn sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn.

Chia sẻ cách nhận biết thịt lợn bị dịch tả lợn châu Phi, PGS - TS Phan Thanh Tâm cho hay: Về mặt cảm quan, thịt lợn bị dịch tả châu Phi thì ngoài việc sốt, xuất huyết, lợn có vết tím, xám ở vùng bụng, chân, thịt không có độ mềm dẻo, săn chắc. Còn thịt lợn khỏe, an toàn sẽ có màu đỏ tự nhiên, mỡ sáng, có độ đàn hồi, khi dùng tay nhấn vào miếng thịt tốt, không bị nhão, không bị rỉ nước... Đó là những đánh giá về mặt cảm quan, còn dấu kiểm dịch của cơ quan thú ý vẫn rất quan trọng.

Có nhiều cách để nhận biết thịt lợn có đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm hay không. Trong đó có hai cách phổ biến và có tính chính xác cao (xem bảng).

{keywords}
 

 

{keywords}
 

Ngoài ra Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng chỉ ra một số dấu hiệu nhận biết thịt lợn bị bệnh như:

- Lợn bị thương hàn: Bề mặt da có những nốt bầm hoặc lấm tấm xuất huyết, thịt nhão, tai lợn bị tím.

- Lợn bị tả: Nốt xuất huyết nằm dưới da hoặc trên vành tai, lấm tấm như nốt muỗi đốt.

- Lợn bị tụ huyết trùng: Thịt có những mảng bầm, tụ máu.

- Lợn bị viêm gan: Thịt có màu vàng.

- Lợn đóng dấu: Bề mặt da có những nốt tròn đỏ, tía hoặc son, có khi màu tím bầm, kích thước khác nhau, như hình đóng dấu.

(Theo Dân Việt)