cua da.jpg
Đã thành thông lệ, 15h chiều hàng ngày, vợ chồng ông Phan Văn Sồi (ngụ xã Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) lại lên thuyền chở theo hơn 100 chiếc rập tới khu vực bờ kè để bắt cua đá
cua da 3.jpg
Ông Sồi cho biết, cua đá thường trú trong các bọng cây ngập nước, hốc đá, bờ kè bằng bê tông. Đây là loại hải sản vạn người mê bởi thịt ngọt, chắc. Cua đá Cà Mau vốn là loài tự nhiên không nuôi được, muốn thưởng thức đặc sản này, người dân phải đánh bắt thủ công
cua da 2.jpg
Để bắt được cua đá, đầu tiên vợ chồng ông phải chuẩn bị mồi nhử. Đây là bước quan trọng để bẫy được cua. Loài cua này thích ăn những con mồi có mùi tanh
san cua da.jpg
Ông Sồi dùng thanh sắt nhọn xiên qua cá rồi đặt vào giữa cái rập bắt cua
cua da 4.jpg
cua da 5.jpg
Để giữ cố định chiếc rập không bị sóng biển cuốn trôi, người dân buộc thêm cục gạch vào rập. Họ cũng buộc thêm cọng dây gắn xốp để dễ dàng nhận biết mỗi khi kiểm tra
san cua da 2.jpg
Tờ mờ sáng hôm sau, ông Sồi trở lại lấy những chiếc rập lên. Nhờ cách dụ này mà trung bình mỗi ngày thả rập, ông bắt được cả chục kg cua đá
cua da 6.jpg

“Cua đá thường có màu tím sậm và xám đen. Càng cua có màu tím đen hoặc xám trắng, nghoe có nhiều lông mềm. Sinh sống ở vùng đất bùn phù sa, nước đục nên cua đá biến đổi màu sắc để thích nghi với môi trường sống", ông Sồi nói

san cua da 1.jpg
Giá cua đá dao động từ 80.000 - 100.000 đồng/kg, góp phần tăng thêm thu nhập cho ngư dân. Cua đá ở đây được chế biến thành nhiều món ngon, độc đáo, độc đáo nhất là cua đá rang muối