Nhiều phen bị bắt, kẻ trộm mủ đâm ra tức tối, tìm mọi cách để trả thù, thậm chí chúng còn dùng hung khí tấn công lại khi đồng bọn bị bắt. Còn nạn nhân của những vụ trộm cắp chỉ còn biết rơi nước mắt.
TIN BÀI KHÁC
Không chỉ kéo quân rầm rộ theo băng nhóm đi bóc, trút trộm những tô mủ đầy ắp mà người công nhân phải dày công thức khuya dậy sớm cạo ra, giới đạo chích còn thể hiện khả năng trộm cắp của mình bằng những thủ đoạn hết sức tàn nhẫn.
Chạy xe qua những cánh rừng cao su ở Bình Dương, người ta có thể dễ dàng bắt gặp những nhóm người đi lang thang trong các đám lô (đơn vị đất cao su được chia trong nông trường) để bóc, trút trộm mủ. Theo lời hẹn với băng “Mạnh ốm”, chúng tôi có mặt tại nhà chị Hồng, Tân Long, Phú Giáo vào lúc 1h chiều, để bắt đầu chuyến du ngoạn ăn trộm mủ.
Lợi dụng trẻ con để làm trò ăn cắp
7 đứa trẻ con trạc tuổi từ 10 đến 12 đã tụ tập đông đủ tại nhà Mạnh để chuẩn bị cho chuyến đi “mót” mủ như mọi ngày. Bà Hồng đưa 1 bộ áo quần cũ và nói: “các chú mặc bộ đồ này vào đi cho nó sạch”. 4 chiếc xe đạp chạy bon bon qua hơn 4 cây số đường đất đỏ thì đến mé rừng cao su thuộc sự quản lý của nông trường cao su Phước Hòa. Chỉ trong nháy mắt, 4 chiếc xe đạp mất hút vào trong bụi rậm.
Những chiếc bao nilon được giấu kĩ trong túi áo, túi quần nhanh chóng được bung ra. 7 đứa trẻ chỉ lòng vòng khoảng 10 phút là một lô hết sạch mủ trong chén, cứ thế mà đi hết lô này qua lô khác. Khoảng 4 giờ chiều, 7 đứa hú nhau rời khỏi “địa bàn tác chiến” với những túi nilon đầy ắp mủ.
Cùng bán chiến lợi phẩm tại cơ sở thu mua mủ cao su Tuân (ở gần đó), với chúng tôi, còn có nhiều nhóm khác, đa số họ là phụ nữ và trẻ con dưới 15 tuổi. Mạnh chỉ cho chúng tôi một vài gương mặt “chuyên nghiệp”. Chị Hòa - người mà theo lời Mạnh là người lấy được nhiều mủ nhất, quê Thanh Hóa, nhà chuyển vào Bình Dương đã hơn 10 năm. Chị Hòa tâm sự: “Nhà buôn bán nhỏ, thỉnh thoảng những lúc rảnh rỗi tôi hay cùng các chị em trong ấp đi “mót” ít mủ về bán kiếm thêm mấy đồng mua gạo cho con.”
Theo chị Hòa thì từ ngày mủ lên giá nhiều người đổ xô đi “mót” nên không còn được nhiều như trước nữa.
Đang nói chuyện, người mua mủ gọi chị Hòa lại tính tiền. Với 6,7kg mủ, chị Hòa được trả 256.000 đồng. Tiếp theo là Mạnh 186.000 đồng/4,5kg. Người thấp nhất cũng được hơn 100.000 đồng. Đó là thành quả của 3 tiếng đồng hồ đi ăn trộm mủ của những người phụ nữ và đám trẻ 10-12 tuổi này.
Chiều tối cùng ngày, chúng tôi được Mạnh dẫn lên nhà chị Hòa để nghe kể về chuyện về buổi “tác nghiệp”. Quả không sai khi nói đây là xóm “mót” mủ; ngoài chị Hòa, đây còn có hơn 10 người khác cũng chuyên đi bóc, trút trộm mủ của nông trường, thậm chí là của tư nhân.
Theo chị Hương (gần nhà chị Hòa, mới chuyển ở Hưng Yên vào Bình Dương) thì đây là cái “cần câu cơm” duy nhất hiện nay của chị. Chị Hương nói: “Tính cả mủ đất, mủ nước, mủ chén thì một ngày tôi kiếm được khoảng 150 ngàn đồng.” Chị Hương kể: “Mấy ngày đầu khi mới vào chưa quen đường, đất gì hết bị bảo vệ bắt hoài. Giờ thì quen rồi!” Cả một đám hơn 10 người phụ nữ ngồi uống trà đá kể những mánh lới trốn bảo vệ của họ, nghe hấp dẫn như cảnh rượt đuổi như… trong phim.
Khi tôi hỏi về chuyện những người đi “mót” mủ của tư nhân thì chị Hòa chỉ tay ngay vào một người phụ nữ: “Đây, hồi chiều chị này vừa lấy được 5kg ở trong đám rẫy trong xã An Long đấy”. Mọi người bắt đầu chăm chú lắng nghe chị Thoa kể chuyện.
“Theo lẽ thường thì sau khi người nông dân trút xong đợt mủ đầu, họ sẽ mang mủ đi bán. Còn số mủ chảy lại sẽ để dành ngày mai, (khi đã đông lại) sẽ bóc về bán mủ tạp. Những người đi bóc mủ như mình, ai cũng thủ sẵn một túi nilon trong người. Nếu trong rẫy có người thì mình xin vào bóc mủ đất, nếu không có người thì cứ… thả cửa mà lấy mủ nước trong chén”. Chị Thoa nói: “Khi đi “mót”, đừng có lấy hết của người ta, dễ bị lộ, lần sau sẽ khó lắm!”
Chia tay xóm “mót” mủ tôi đến nhà ông Nguyễn Văn Ngôn, nhà ở ấp Mương Đào, Long Nguyên, Bến Cát, theo lời giới thiệu của một người bạn. Cứ độ 8 giờ tối của ngày cạo, kẻ gian lại “viếng thăm” rẫy nhà ông Ngôn. Mỗi lần như thế, kẻ gian thường mang theo từ 4 đến 5 kg mủ. Bức xúc quá, nhiều đêm ông Ngôn mang võng ra mắc ở giữa rẫy nằm ngủ để canh. “Biết là vậy, nhưng không có lần nào bắt được bọn ăn trộm. Hễ nghe tiếng động là chúng nó biến mất tăm, mất dạng”, ông Ngôn nói.
Sự phá hoại hung hãn trong những cánh rừng cao su
Từ đầu năm 2011, tại xã An Điền, Bến Cát liên tiếp xảy ra những vụ cạo trộm cao su. Không chỉ lấy đi hàng trăm kilogam mủ mà tại đây, kẻ trộm còn phá hoại hàng ngàn cây vừa mới mở miệng cạo.
Khoảng 8h tối ngày 3/1/2011, lợi dụng lúc đám rẫy của nhà bà Phạm Thị Liên (ở ấp 3, An Điền) không có người canh, kẻ trộm đã lẩn vào đục trộm hơn 230 cây. Nhìn những đường đục xoắn ốc xoáy sâu vào thân cây, nước mắt bà Liên cứ tuôn ra như chực sẵn tự bao giờ. Cả đám rẫy có khoảng 500 cây, nay chỉ còn thu hoạch được một nửa; hơn 230 cây bị đục vào hôm 3/1 nay chỉ còn nước bôi mỡ bò vào dưỡng sức 2-3 năm thì mới thu hoạch lại được. Bà Liên vừa ôm cây cao su vừa nghẹn ngào: “Không thà mình cạo, nó vào trút trộm đi cũng đỡ buồn, đỡ giận. Đằng này nó lại vào đục phá hết cây luôn”.
Bên cạnh đám rẫy nhà bà Liên cũng có không ít nhà phải chịu chung cảnh bị trộm cướp, phá hoại trắng trợn như trên. Tình cảnh của gia đình ông Nguyễn Thành Trung (tên thường gọi là Dũng), ở ấp Tân Lập, An Điền, cũng éo le không kém. Ngày 6/1/2011, lợi dụng lúc người nhà đang bận rộn chuẩn bị cho đám giỗ của ngày hôm say, kẻ trộm đã lẻn vào đục hơn 200 cây cao su theo hình xoắn ốc. Ông Dũng được 5 phút, ông Dũng dẫn chúng tôi vào rẫy. Nhìn từng đường đục thấu vào tận gỗ, ông Dũng lại bật khóc. Ông nói: “Tụi nó cạo thấu xương (gỗ) như vầy là mình hết cạo được nữa rồi. Giờ chỉ biết bôi mỡ bò cho nó liền da, may mắn thì 3-4 năm sau mới cạo lại được”.
Anh Nguyễn Chí Trung, nhà ở khu phố 2, thị trấn Mỹ Phước, Bến Cát, cũng nhiều lần bị cạo trộm. 400 cây cao su vừa mở miệng được hơn 1 năm của anh Trung bị đục hết lần này đến lần khác, giờ đã trở nên sần sùi một cách đáng thương. Ban đầu, kẻ trộm còn cạo theo đường cạo của chủ nhà, về sau, chúng cạo 3-4 đường bắt ốc với nhau. Theo anh Trung thì dù cây có nhiều mủ đi nữa thì chỉ cần một vài lần cạo kiểu như thế sẽ bị “vắt sạch” mủ.
Nhẩm một lúc, các "bậc thầy" trong làng cạo mủ ở Bến Cát cho biết cứ mỗi lần cạo đục với số lượng khoảng 400 cây như của nhà anh Trung, đạo chích lấy được khoảng 150 đến 170 kg mủ nước. Nhìn những cây cao su với chi chít vết mỡ bò được đắp lên vết cạo, anh Trung rưng rưng nước mắt: “Bao năm chăm bón nay đến ngày thu hoạch lại thành ra như vậy!”.
Ngoài việc trút trộm, cạo trộm, trên dọc những tuyến đường cao su ở Bình Dương cũng thường xuyên xảy ra những vụ cướp giật trắng trợn giữa ban ngày. Sáng ngày 15/1/2011, ông Lê Văn Vĩnh, ấp 1, Trừ Văn Thố, Bến Cát, đang trút mủ ở đuôi rẫy thì bị kẻ gian vào vác cả can mủ (khoảng 25kg) bỏ lên xe máy chạy mất. Ông Vĩnh chạy theo tri hô nhưng kẻ cướp đã chạy mất hút về hướng nào không hay. Theo ông Vĩnh thì gần đây, các khu giáp ranh Tân Long (Phú Giáo), Lai Uyên, Trừ Văn Thố, Cây Trường (Bến Cát) và Long Hòa (Dầu Tiếng) thường xuyên xảy ra những vụ cướp giật kiểu trên.
Ngày 10/1/2011, trong lúc trộm mủ ở lô của nông trường cao su Hưng Hòa, thấy đồng bọn bị lực lượng bảo vệ nông trường bắt giữ, Nguyễn Văn Vàng đã tiến tới dùng mã tấu chém bảo vệ để giải thoát cho đồng bọn. Trộm cắp lẻ tẻ không được, kẻ trộm còn thành lập cả những biệt đội chuyên biệt; trong đó, có một nhóm sẽ đi trộm mủ, nhóm khác làm bảo kê.
Ngày 6/6/2011 vừa qua, trong lúc tuần tra làm nhiệm vụ, bảo vệ Phạm Huy Vương (thuộc lực lượng bảo vệ nông trường Tân Hưng) truy đuổi 2 đối tượng trộm mủ đã bị một nhóm người chặn đánh. Vụ chặn đánh đã làm cho bảo vệ Vương bị ở phần đầu, và tay, chân; chiếc xe máy tuần tra cũng bị phá nát.
(Theo Infonet)
TIN BÀI KHÁC
Chợ chuột họp giữa thủ đô
Đau lòng chuyện mẹ 'lỡ' đánh gãy tay con
Đan Lê ngượng ngùng khi thiếu chồng
Bị đâm suýt chết vì sàm sỡ tiếp viên
Hà Giang: Lở đá, ba phu vàng thương vong
Cuộc đời cô gái đẹp bị xăm hình quái vật
Nam giám khảo Top Model lại diện váy dự tiệc
Đau lòng chuyện mẹ 'lỡ' đánh gãy tay con
Đan Lê ngượng ngùng khi thiếu chồng
Bị đâm suýt chết vì sàm sỡ tiếp viên
Hà Giang: Lở đá, ba phu vàng thương vong
Cuộc đời cô gái đẹp bị xăm hình quái vật
Nam giám khảo Top Model lại diện váy dự tiệc
Không chỉ kéo quân rầm rộ theo băng nhóm đi bóc, trút trộm những tô mủ đầy ắp mà người công nhân phải dày công thức khuya dậy sớm cạo ra, giới đạo chích còn thể hiện khả năng trộm cắp của mình bằng những thủ đoạn hết sức tàn nhẫn.
Chạy xe qua những cánh rừng cao su ở Bình Dương, người ta có thể dễ dàng bắt gặp những nhóm người đi lang thang trong các đám lô (đơn vị đất cao su được chia trong nông trường) để bóc, trút trộm mủ. Theo lời hẹn với băng “Mạnh ốm”, chúng tôi có mặt tại nhà chị Hồng, Tân Long, Phú Giáo vào lúc 1h chiều, để bắt đầu chuyến du ngoạn ăn trộm mủ.
Lợi dụng trẻ con để làm trò ăn cắp
7 đứa trẻ con trạc tuổi từ 10 đến 12 đã tụ tập đông đủ tại nhà Mạnh để chuẩn bị cho chuyến đi “mót” mủ như mọi ngày. Bà Hồng đưa 1 bộ áo quần cũ và nói: “các chú mặc bộ đồ này vào đi cho nó sạch”. 4 chiếc xe đạp chạy bon bon qua hơn 4 cây số đường đất đỏ thì đến mé rừng cao su thuộc sự quản lý của nông trường cao su Phước Hòa. Chỉ trong nháy mắt, 4 chiếc xe đạp mất hút vào trong bụi rậm.
Những chiếc bao nilon được giấu kĩ trong túi áo, túi quần nhanh chóng được bung ra. 7 đứa trẻ chỉ lòng vòng khoảng 10 phút là một lô hết sạch mủ trong chén, cứ thế mà đi hết lô này qua lô khác. Khoảng 4 giờ chiều, 7 đứa hú nhau rời khỏi “địa bàn tác chiến” với những túi nilon đầy ắp mủ.
Người phụ nữ này đang trút trộm mủ nước |
Cùng bán chiến lợi phẩm tại cơ sở thu mua mủ cao su Tuân (ở gần đó), với chúng tôi, còn có nhiều nhóm khác, đa số họ là phụ nữ và trẻ con dưới 15 tuổi. Mạnh chỉ cho chúng tôi một vài gương mặt “chuyên nghiệp”. Chị Hòa - người mà theo lời Mạnh là người lấy được nhiều mủ nhất, quê Thanh Hóa, nhà chuyển vào Bình Dương đã hơn 10 năm. Chị Hòa tâm sự: “Nhà buôn bán nhỏ, thỉnh thoảng những lúc rảnh rỗi tôi hay cùng các chị em trong ấp đi “mót” ít mủ về bán kiếm thêm mấy đồng mua gạo cho con.”
Theo chị Hòa thì từ ngày mủ lên giá nhiều người đổ xô đi “mót” nên không còn được nhiều như trước nữa.
Đang nói chuyện, người mua mủ gọi chị Hòa lại tính tiền. Với 6,7kg mủ, chị Hòa được trả 256.000 đồng. Tiếp theo là Mạnh 186.000 đồng/4,5kg. Người thấp nhất cũng được hơn 100.000 đồng. Đó là thành quả của 3 tiếng đồng hồ đi ăn trộm mủ của những người phụ nữ và đám trẻ 10-12 tuổi này.
Chiều tối cùng ngày, chúng tôi được Mạnh dẫn lên nhà chị Hòa để nghe kể về chuyện về buổi “tác nghiệp”. Quả không sai khi nói đây là xóm “mót” mủ; ngoài chị Hòa, đây còn có hơn 10 người khác cũng chuyên đi bóc, trút trộm mủ của nông trường, thậm chí là của tư nhân.
Theo chị Hương (gần nhà chị Hòa, mới chuyển ở Hưng Yên vào Bình Dương) thì đây là cái “cần câu cơm” duy nhất hiện nay của chị. Chị Hương nói: “Tính cả mủ đất, mủ nước, mủ chén thì một ngày tôi kiếm được khoảng 150 ngàn đồng.” Chị Hương kể: “Mấy ngày đầu khi mới vào chưa quen đường, đất gì hết bị bảo vệ bắt hoài. Giờ thì quen rồi!” Cả một đám hơn 10 người phụ nữ ngồi uống trà đá kể những mánh lới trốn bảo vệ của họ, nghe hấp dẫn như cảnh rượt đuổi như… trong phim.
Khi tôi hỏi về chuyện những người đi “mót” mủ của tư nhân thì chị Hòa chỉ tay ngay vào một người phụ nữ: “Đây, hồi chiều chị này vừa lấy được 5kg ở trong đám rẫy trong xã An Long đấy”. Mọi người bắt đầu chăm chú lắng nghe chị Thoa kể chuyện.
“Theo lẽ thường thì sau khi người nông dân trút xong đợt mủ đầu, họ sẽ mang mủ đi bán. Còn số mủ chảy lại sẽ để dành ngày mai, (khi đã đông lại) sẽ bóc về bán mủ tạp. Những người đi bóc mủ như mình, ai cũng thủ sẵn một túi nilon trong người. Nếu trong rẫy có người thì mình xin vào bóc mủ đất, nếu không có người thì cứ… thả cửa mà lấy mủ nước trong chén”. Chị Thoa nói: “Khi đi “mót”, đừng có lấy hết của người ta, dễ bị lộ, lần sau sẽ khó lắm!”
Một đường cạo phá cây, vét mủ |
Chia tay xóm “mót” mủ tôi đến nhà ông Nguyễn Văn Ngôn, nhà ở ấp Mương Đào, Long Nguyên, Bến Cát, theo lời giới thiệu của một người bạn. Cứ độ 8 giờ tối của ngày cạo, kẻ gian lại “viếng thăm” rẫy nhà ông Ngôn. Mỗi lần như thế, kẻ gian thường mang theo từ 4 đến 5 kg mủ. Bức xúc quá, nhiều đêm ông Ngôn mang võng ra mắc ở giữa rẫy nằm ngủ để canh. “Biết là vậy, nhưng không có lần nào bắt được bọn ăn trộm. Hễ nghe tiếng động là chúng nó biến mất tăm, mất dạng”, ông Ngôn nói.
Sự phá hoại hung hãn trong những cánh rừng cao su
Từ đầu năm 2011, tại xã An Điền, Bến Cát liên tiếp xảy ra những vụ cạo trộm cao su. Không chỉ lấy đi hàng trăm kilogam mủ mà tại đây, kẻ trộm còn phá hoại hàng ngàn cây vừa mới mở miệng cạo.
Khoảng 8h tối ngày 3/1/2011, lợi dụng lúc đám rẫy của nhà bà Phạm Thị Liên (ở ấp 3, An Điền) không có người canh, kẻ trộm đã lẩn vào đục trộm hơn 230 cây. Nhìn những đường đục xoắn ốc xoáy sâu vào thân cây, nước mắt bà Liên cứ tuôn ra như chực sẵn tự bao giờ. Cả đám rẫy có khoảng 500 cây, nay chỉ còn thu hoạch được một nửa; hơn 230 cây bị đục vào hôm 3/1 nay chỉ còn nước bôi mỡ bò vào dưỡng sức 2-3 năm thì mới thu hoạch lại được. Bà Liên vừa ôm cây cao su vừa nghẹn ngào: “Không thà mình cạo, nó vào trút trộm đi cũng đỡ buồn, đỡ giận. Đằng này nó lại vào đục phá hết cây luôn”.
Bà Liên xót xa với vườn cao su vừa bị phá hoại |
Bên cạnh đám rẫy nhà bà Liên cũng có không ít nhà phải chịu chung cảnh bị trộm cướp, phá hoại trắng trợn như trên. Tình cảnh của gia đình ông Nguyễn Thành Trung (tên thường gọi là Dũng), ở ấp Tân Lập, An Điền, cũng éo le không kém. Ngày 6/1/2011, lợi dụng lúc người nhà đang bận rộn chuẩn bị cho đám giỗ của ngày hôm say, kẻ trộm đã lẻn vào đục hơn 200 cây cao su theo hình xoắn ốc. Ông Dũng được 5 phút, ông Dũng dẫn chúng tôi vào rẫy. Nhìn từng đường đục thấu vào tận gỗ, ông Dũng lại bật khóc. Ông nói: “Tụi nó cạo thấu xương (gỗ) như vầy là mình hết cạo được nữa rồi. Giờ chỉ biết bôi mỡ bò cho nó liền da, may mắn thì 3-4 năm sau mới cạo lại được”.
Anh Nguyễn Chí Trung, nhà ở khu phố 2, thị trấn Mỹ Phước, Bến Cát, cũng nhiều lần bị cạo trộm. 400 cây cao su vừa mở miệng được hơn 1 năm của anh Trung bị đục hết lần này đến lần khác, giờ đã trở nên sần sùi một cách đáng thương. Ban đầu, kẻ trộm còn cạo theo đường cạo của chủ nhà, về sau, chúng cạo 3-4 đường bắt ốc với nhau. Theo anh Trung thì dù cây có nhiều mủ đi nữa thì chỉ cần một vài lần cạo kiểu như thế sẽ bị “vắt sạch” mủ.
Những đường cạo bắt ốc trên thân cây cao su của nhà anh Nguyễn Chí Trung |
Nhẩm một lúc, các "bậc thầy" trong làng cạo mủ ở Bến Cát cho biết cứ mỗi lần cạo đục với số lượng khoảng 400 cây như của nhà anh Trung, đạo chích lấy được khoảng 150 đến 170 kg mủ nước. Nhìn những cây cao su với chi chít vết mỡ bò được đắp lên vết cạo, anh Trung rưng rưng nước mắt: “Bao năm chăm bón nay đến ngày thu hoạch lại thành ra như vậy!”.
Ngoài việc trút trộm, cạo trộm, trên dọc những tuyến đường cao su ở Bình Dương cũng thường xuyên xảy ra những vụ cướp giật trắng trợn giữa ban ngày. Sáng ngày 15/1/2011, ông Lê Văn Vĩnh, ấp 1, Trừ Văn Thố, Bến Cát, đang trút mủ ở đuôi rẫy thì bị kẻ gian vào vác cả can mủ (khoảng 25kg) bỏ lên xe máy chạy mất. Ông Vĩnh chạy theo tri hô nhưng kẻ cướp đã chạy mất hút về hướng nào không hay. Theo ông Vĩnh thì gần đây, các khu giáp ranh Tân Long (Phú Giáo), Lai Uyên, Trừ Văn Thố, Cây Trường (Bến Cát) và Long Hòa (Dầu Tiếng) thường xuyên xảy ra những vụ cướp giật kiểu trên.
Ngày 10/1/2011, trong lúc trộm mủ ở lô của nông trường cao su Hưng Hòa, thấy đồng bọn bị lực lượng bảo vệ nông trường bắt giữ, Nguyễn Văn Vàng đã tiến tới dùng mã tấu chém bảo vệ để giải thoát cho đồng bọn. Trộm cắp lẻ tẻ không được, kẻ trộm còn thành lập cả những biệt đội chuyên biệt; trong đó, có một nhóm sẽ đi trộm mủ, nhóm khác làm bảo kê.
Ngày 6/6/2011 vừa qua, trong lúc tuần tra làm nhiệm vụ, bảo vệ Phạm Huy Vương (thuộc lực lượng bảo vệ nông trường Tân Hưng) truy đuổi 2 đối tượng trộm mủ đã bị một nhóm người chặn đánh. Vụ chặn đánh đã làm cho bảo vệ Vương bị ở phần đầu, và tay, chân; chiếc xe máy tuần tra cũng bị phá nát.
Một vết tích phá hoại được kẻ trộm bỏ lại |
Theo ông Nguyễn Chí Công, Trạm trưởng Trạm thực nghiệm Lai Khê thuộc Viện nghiên cứu cao su Việt Nam thì những vết cạo phạm vào gỗ có độ sâu từ 1 tới 1,5 mm sẽ làm cho da của cây cao su bị tổn thương nặng. Nếu không kịp thời có các biện pháp xử lý, cứu chữa thì nguy cơ cây bị nứt nẻ là rất cao. Ông Công cũng cho biết, sau khi cứu chữa (bằng hình thức bôi mỡ bò vào vết thương cạo phạm) thì cây đó cần phải có ít nhất 2 đến 3 năm đề hồi phục sức mới có thể cho ra năng suất như cũ. Tuy nhiên, ở vùng da bị phạm đó sẽ xuất hiện những khối u. Ông Công khẳng định: “Khả năng cạo lại ở những vùng da bị phạm là rất thấp”. |