- Hà Nội nên thu phí sử dụng hạ tầng giao thông đối với 6 triệu phương tiện cá nhân, đồng thời miễn phí 100% tuyến buýt nội đô.
Đề xuất của bạn đọc Nguyễn Ngọc Đại gửi tới cuộc thi ý tưởng chống ùn tắc giao thông Hà Nội, với giải thưởng lên tới 200.000 USD:
Giải pháp tốt nhất để giảm phương tiện cá nhân là thu phí sử dụng hạ tầng giao thông đối với phương tiện cá nhân lưu thông ở các quận nội thành Hà Nội.
Xe buýt nhanh Hà Nội lọt thỏm giữa các phương tiện cá nhân. Ảnh: Trần Thường |
Tùy vào diện tích chiếm dụng mặt đường mà thu phí tương ứng. Bất cứ ai sử dụng phương tiện cá nhân đều phải trả phí, kể cả các phương tiện ngoại tỉnh lưu thông ít ngày.
Riêng đối với các phương tiện vận tải hàng hóa, không dùng để chở người thì không phải thu loại phí này nhưng chỉ được phép hoạt động từ 22h-6h.
Số tiền thu được sẽ được tái đầu tư cho hạ tầng giao thông công cộng.
Với mỗi xe cá nhân (ô tô, xe máy, xe máy điện) đều có gắn biển kiểm soát riêng thì việc nộp loại phí này cũng gần tương tự như bạn nạp tiền điện thoại trả trước hoặc có thể chuyển khoản ngân hàng.
Sau khi đóng phí, bạn có thể ra nơi thu phí để nhận 1 chiếc tem dán vào xe ghi ngày phí hết hạn (giống như tem đăng kiểm cho xe ô tô vậy). Xe ngoại tỉnh khi đi vào các nội thành cũng sẽ phải trả phí “thuê mặt đường” này và được dán tem.
Trao quyền kiểm tra việc đóng phí này cho các lực lượng như công an phường, dân phòng… Chỉ cần soạn tin nhắn với cú pháp: KIEMTRA-biển số xe, tổng đài sẽ tự động gửi lại tin nhắn xem chiếc xe đó đã đóng phí đến ngày nào. Ngoài ra, phải có chế tài thật mạnh nếu phát hiện lái xe không đóng loại phí này như: phạt đóng 1 năm phí, tước bằng lái vĩnh viễn (để người này đi phương tiện công cộng cả đời).
Hà Nội hiện có khoảng 6 triệu phương tiện cá nhân. Giả sử, tính trung bình mỗi phương tiện này phải đóng 100 USD/năm (khoảng 6.000 đồng/ngày) thì 1 năm Hà Nội sẽ thu về được 600 triệu USD (tương đương việc xây dựng 1 tuyến đường sắt đô thị). Số thu này còn chưa kể tới các phương tiện ngoại tỉnh đi vào TP và đương nhiên với tôi 6.000 đồng/ngày vẫn là con số quá ít.
Khi phương tiện cá nhân giảm, người dân sử dụng phương tiện công cộng nhiều hơn thì giá nhà trong các khu vực sâu trong ngõ, hẻm sẽ giảm mạnh, tạo điều kiện cho việc giải phóng mặt bằng để làm các con đường mới...
Gia tăng sử dụng phương tiện công cộng
Song song với giải pháp thu phí, các tuyến buýt nội đô phải được miễn phí 100%. Các tuyến buýt sân bay, BRT, tàu điện là các tuyến có vốn đầu tư lớn sẽ được trợ giá và phải rẻ đến mức ai cũng có thể sử dụng được.
Tăng việc sử dụng xe đạp: Ngoài việc đi bộ đến các điểm chờ xe buýt, người dân có thể sử dụng xe đạp đi từ nhà mình (trong những con ngõ hẻm cách xa đường lớn)...
Bố trí các bãi gửi giữ xe cá nhân ở các khu vực vành đai các quận nội thành để các người dân ngoại tỉnh đến HN có thể gửi giữ xe cá nhân tại đây và di chuyển vào nội thành bằng xe buýt.
Phát triển các ứng dụng chỉ đường đến các điểm sử dụng phương tiện công cộng trên điện thoại, ví dụ: Đi từ điểm A đến điểm B, phải đi bộ đến điểm nào? Bắt xe buýt tuyến nào….
Đối với những taxi chỉ chở 1 hành khách, tài xế có quyền chở thêm 2, 3 hành khách khác ở ghế sau miễn là họ có cùng lộ trình.
Ngoài ra, ở một số khu vực có đường nhỏ, hay xảy ra tắc đường thường xuyên thì chỉ quy định một số điểm đón trả khách cố định vào khung giờ cao điểm để tránh ùn tắc. Những người muốn bắt taxi phải xếp hàng tại điểm bắt khách này, nếu đón taxi ở dọc đường thì sẽ bị phạt nặng hoặc giá cực kỳ đắt (đây là mô hình gần giống của Singapore).
Mời bạn đọc gửi đề xuất các giải pháp chống ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Các bài viết, ý kiến chúng tôi sẽ chuyển tới Ban tổ chức cuộc thi và đăng tải trên báo VietNamNet. Bài viết gửi về banxahoi@vietnamnet.vn. |
200.000 USD chống ùn tắc: Mở dọc Hà Nội chạy dài đến biển
Để chống ùn tắc, Hà Nội cần quy hoạch TP dọc 2 bên sông chạy dài đến biển, ăn sâu vào đất liền 5-10km và xây dựng hệ thống tàu điện 1 ray.
Bớt Sĩ thêm Điện sẽ giảm tắc đường
Sĩ là bớt sĩ diện đi và thêm Điện là tăng cường làm việc qua điện tử thì sẽ giảm tắc đường.
Được thưởng 200.000 USD chống ùn tắc, tôi làm công ích cho sông Tô Lịch
GS-VS Lương Ngọc Huỳnh cho rằng, để giải quyết vấn đề tắc đường ở Hà Nội, cần chia làm 3 giai đoạn và bắt tay làm ngay.
Muốn hết tắc phải 'bắt' dân đi bộ
Từ TP.HCM, kỹ sư Phan Quốc Thọ đề xuất biện pháp giảm tắc đường cho Hà Nội ít tốn kém nhất: chỉ cần tạo thói quen đi bộ.
Nguyễn Ngọc Đại