Luật sư tư vấn:

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là nhu cầu tương đối phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay, nhất là chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng nắm bắt đúng và đủ về điều kiện cũng như thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. 

{keywords}
Ảnh minh họa

Thứ nhất: Về phương thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:

Căn cứ Điều 196 Luật doanh nghiệp 2014, Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo phương thức sau đây:

a) Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;

b) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

c) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;

d) Kết hợp phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

Công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, cơ quan đăng ký doanh nghiệp cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty chuyển đổi kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

Thứ hai: Về thủ tục chuyển đổi từ công ty TNHH sang công ty cổ phần được thực hiện như sau:

Thủ tục chuyển đổi công ty TNHH một thành viên sang công ty cổ phần:

Thành phần, số lượng hồ sơ theo Nghị Định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung Nghị Định 108/2018  và mẫu Giấy theo Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

2. Danh sách cổ đông sáng lập.

3. Điều lệ;

4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:

4.1 Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;

4.2 Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài và văn bản ủy quyền tương ứng (tham khảo nội dung ủy quyền tại Điều 15 Luật Doanh nghiệp);

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

5. Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư hoặc văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp;

Sau khi tiến hành thủ tục chuyển đổi từ công ty TNHH sang công ty cổ phần, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ chưa hợp lệ. Bạn nộp hồ sơ qua mạng sau đó nộp bản giấy đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Trường hợp nào bị hại rút đơn sẽ đình chỉ điều tra?

Trường hợp nào bị hại rút đơn sẽ đình chỉ điều tra?

Ngày 5/5 tôi bị một nhóm thanh niên đánh gãy tay trái, sau đó người nhà họ đã đến nói chuyện, bồi thường để tôi rút đơn. Vậy khi tôi rút đơn thì cơ quan điều tra có tiếp tục điều tra nữa không?