- Đối với vụ sai phạm ở Vinashin, Thủ tướng yêu cầu phải xử lý kiên quyết, thận
trọng, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; làm rõ đến đâu xử lý đến
đó. Với vụ cung cấp chất nền in tiền polymer, Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì thu thập thông tin, làm rõ sự việc và xử lý theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Đây là nội dung trong kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tại văn bản 18/TB-VPBCĐ.
Theo Thủ tướng, công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua và trong quý III nói riêng đã đã được những kết quả cụ thể, thiết thực, thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn có những mặt hạn chế. Những sai phạm trong hoạt động tín dụng, ngân hàng gây thiệt hại lớn về tài sản Nhà nước và nhân dân. Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, khó phát hiện.
Bên cạnh đó, một số vụ tham nhũng nghiêm trọng xử lý chậm, kéo dài, gây hoài nghi trong một bộ phận xã hội về sự kiên quyết, nghiêm minh trong đấu tranh chống tham nhũng.
Trong quý IV năm nay, Ban chỉ đạo sẽ tiếp tục đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung vào các nhóm nhiệm vụ như: Đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế phòng, chống tham nhũng, tập trung vào lĩnh vực phòng ngừa tham nhũng gắn với cải cách thủ tục hành chính, đồng thời tập trung tháo gỡ những khó khăn trong cơ chế phối hợp xử lý tham nhũng.
Thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để ngăn ngừa và phát hiện tham nhũng. Thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ tập trung thanh tra lĩnh vực đang có nhiều bức xúc như việc đền bù, thu hồi, giao đất, việc xác định giá, đấu giá quyền sử dụng đất và tính công khai, minh bạch trong lĩnh vực đất đai.
Giải quyết khẩn trương, dứt điểm các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp đang gây bức xúc dư luận xã hội hiện nay. Cụ thể, tập trung vào vụ sai phạm tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), sai phạm tại Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO); sai phạm trong hoạt động tín dụng, ngân hàng;...
Đối với vụ sai phạm ở Vinashin, Thủ tướng yêu cầu phải xử lý kiên quyết, thận trọng, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; làm rõ đến đâu xử lý đến đó; vừa xử lý vừa tạo điều kiện kiện toàn, cơ cấu Tập đoàn sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Với vụ cung cấp chất nền in tiền polymer, Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì thu thập thông tin, làm rõ sự việc và xử lý theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Các vụ việc sai phạm trong hoạt động tín dụng, ngân hàng, Ban chỉ đạo Trung ương tổ chức hội nghị đánh giá, đề ra biện pháp khắc phục, xử lý tình hình sai phạm, tham nhũng, nhất là ở các ngân hàng thương mại. Bộ Công an được giao chuẩn bị báo cáo về vấn đề này.
PV
>> Thủ tướng yêu cầu theo dõi thông tin vụ tiền polymer
>> Chủ động thu thập thông tin vụ tiền polymer
>> Từng bước xử lý nợ của Vinashin
>> Chủ động thu thập thông tin vụ tiền polymer
>> Từng bước xử lý nợ của Vinashin
Đây là nội dung trong kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tại văn bản 18/TB-VPBCĐ.
Ảnh minh họa: Bình Minh |
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn có những mặt hạn chế. Những sai phạm trong hoạt động tín dụng, ngân hàng gây thiệt hại lớn về tài sản Nhà nước và nhân dân. Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, khó phát hiện.
Bên cạnh đó, một số vụ tham nhũng nghiêm trọng xử lý chậm, kéo dài, gây hoài nghi trong một bộ phận xã hội về sự kiên quyết, nghiêm minh trong đấu tranh chống tham nhũng.
Trong quý IV năm nay, Ban chỉ đạo sẽ tiếp tục đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung vào các nhóm nhiệm vụ như: Đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế phòng, chống tham nhũng, tập trung vào lĩnh vực phòng ngừa tham nhũng gắn với cải cách thủ tục hành chính, đồng thời tập trung tháo gỡ những khó khăn trong cơ chế phối hợp xử lý tham nhũng.
Thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để ngăn ngừa và phát hiện tham nhũng. Thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ tập trung thanh tra lĩnh vực đang có nhiều bức xúc như việc đền bù, thu hồi, giao đất, việc xác định giá, đấu giá quyền sử dụng đất và tính công khai, minh bạch trong lĩnh vực đất đai.
Giải quyết khẩn trương, dứt điểm các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp đang gây bức xúc dư luận xã hội hiện nay. Cụ thể, tập trung vào vụ sai phạm tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), sai phạm tại Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO); sai phạm trong hoạt động tín dụng, ngân hàng;...
Đối với vụ sai phạm ở Vinashin, Thủ tướng yêu cầu phải xử lý kiên quyết, thận trọng, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; làm rõ đến đâu xử lý đến đó; vừa xử lý vừa tạo điều kiện kiện toàn, cơ cấu Tập đoàn sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Với vụ cung cấp chất nền in tiền polymer, Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì thu thập thông tin, làm rõ sự việc và xử lý theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Các vụ việc sai phạm trong hoạt động tín dụng, ngân hàng, Ban chỉ đạo Trung ương tổ chức hội nghị đánh giá, đề ra biện pháp khắc phục, xử lý tình hình sai phạm, tham nhũng, nhất là ở các ngân hàng thương mại. Bộ Công an được giao chuẩn bị báo cáo về vấn đề này.
PV