Gió từng hồi rít lên làm các ngọn cây nghiêng ngả. Nửa đêm, bỗng dưng ông B. bật nhỏm dậy nói chuyện to tướng với một… liệt sĩ. Ông nhắc liệt sĩ đi đi, đừng làm mọi người sợ. Bảo liệt sĩ đi rồi, ông B. kể, ông vừa nhìn thấy đồng đội đứng gốc cây cạnh hố bom nhìn ông cười.

TIN BÀI KHÁC


Đoàn tìm mộ ở Đa Krông (Quảng Trị) chia làm hai phương pháp tìm kiếm. Nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài chỉ nhận tìm một liệt sĩ mà chị đã chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước. Nhà ngoại cảm này làm việc khá thận trọng. Chị nắm rất rõ lý lịch của người đã mất, thuộc đơn vị nào, đóng quân, chiến đấu và hy sinh ở đâu, hy sinh giờ nào, hy sinh trong hoàn cảnh nào… Sau khi có đầy đầy đủ thông tin mà việc tìm kiếm vẫn không có kết quả, chị mới sử dụng khả năng đặc biệt của mình để tìm kiếm.


Nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm đang bắt "ma"!


Riêng chị em “nhà ngoại cảm” Hoàng Thị Thiêm thì không cần bất cứ thông tin gì, chỉ cần đến địa điểm, gọi tên liệt sĩ, hễ vong nhập là tiến hành tìm mộ. Theo Thiêm, nếu vong nhập, vong sẽ chỉ chỗ nằm, đào lên, ắt sẽ thấy xương cốt. Việc tìm mộ nghe có vẻ đơn giản quá, nên hai chị em Thiêm và Thuy rất tự tin.

Có mặt ở quả đồi nơi diễn ra trận chiến ác liệt, cựu binh Nguyễn Văn B. của Sư đoàn X. rưng rưng nhớ lại cảnh quân đội Mỹ - Ngụy dội bom, nã pháo trúng bệnh viện dã chiến, khiến hàng chục người tan xác, bị chôn vùi. Các chiến sĩ giành giật từng tấc đất để bảo vệ anh em thương binh đang chờ chuyển xuống tuyến dưới cũng trúng bom vùi xác dưới lòng đất. Hàng trăm hố bom nham nhở khắp quả đồi vẫn còn đó như chứng tích của sự khốc liệt. Nhìn những hố bom cày xới từng mét đất, đoàn tìm mộ chúng tôi rưng rưng xúc động.




Thật đau lòng khi không vái liệt sĩ, mà lại vái... tổ mối!


Cựu binh Nguyễn Văn B. đã cùng nhiều gia đình, đồng đội vào khu vực này vài lần tìm kiếm hài cốt, song không có kết quả. Ông và các gia đình chỉ còn biết trông mong vào khả năng của các nhà ngoại cảm.

Đêm ấy, chúng tôi dựng trại ngủ ngay trên ngọn đồi trên dãy Trường Sơn. Gió từng hồi rít lên làm các ngọn cây nghiêng ngả. Nửa đêm, bỗng dưng ông B. bật nhỏm dậy nói chuyện to tướng với một… liệt sĩ. Ông nhắc liệt sĩ đi đi, đừng làm mọi người sợ. Bảo liệt sĩ đi rồi, ông B. kể, ông vừa nhìn thấy đồng đội đứng gốc cây cạnh hố bom nhìn ông cười. Ông còn trấn an mọi người rằng, liệt sĩ này là đồng đội, là bạn thân của ông, tính nết hiền lành lắm, nên không ai phải sợ.


Chị em nhà ngoại cảm Thiêm - Thuy.


Nghe ông B. kể thế, chị Thiêm cũng chen vào: “Suốt từ chiều tôi nhìn thấy rất nhiều vong, nhưng mọi người mới đến còn mệt, nên tôi chưa kể, sợ mọi người lo lắng. Tình hình vong lên nhiều thế này, ngày mai áp vong sẽ dễ lắm”.

Nghe ông B. và chị Thiêm kể thế, ai cũng sợ xanh mắt. Có người sợ quá không ngủ được cứ khóc thút thít, nhảy vào giữa đám đông ngồi. Riêng tôi căng mắt nhìn ngó xung quanh, song chả thấy vong đâu. Từ bé tôi đã không sợ bóng đêm, rất mong được nhìn thấy ma, nên rủ một đồng nghiệp dạo vòng quanh đồi giữa đêm khuya, hy vọng được diện kiến ma một lần. Tuy nhiên, tôi và anh bạn đồng nghiệp chẳng thấy cảm giác gì ngoài sự thanh bình của núi rừng Trường Sơn giữa đêm trăng sáng.


Bốc đất mà tưởng là xương.


Sáng hôm sau, nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài đi theo hướng khác tìm một liệt sĩ theo kế hoạch từ trước, chị em Thiêm tìm hài cốt ở ngay hố bom cạnh chỗ chúng tôi dựng trại. Tôi quyết định theo đoàn hài cốt của Hoàng Thị Thiêm, vì chị Thiêm phụ trách tìm nhiều liệt sĩ và phương pháp tìm của chị lúc đó rất mới mẻ.

Khi mặt trời lấp ló sau dãy núi phía Đông, rọi những tia nắng ấm áp qua những kẽ lá, đoàn tìm mộ tập trung quanh hố bom làm các thủ tục cần thiết. Hương hoa bày ra đất, khói nhang nghi ngút báo cáo thần linh, thổ địa và mời hương hồn các liệt sĩ về.


Tổ mối nhưng nhà ngoại cảm khẳng định là xương sọ.


Chị Thiêm và Thuy yêu cầu mọi người ngồi xuống cạnh hố bom, nhắm mắt, tĩnh tâm, hướng suy nghĩ về các liệt sĩ. Hai chị em Thiêm đến trước mặt từng người gọi tên các liệt sĩ. Chị luôn miệng gọi: “Bác K. à, bác về rồi, sao không lên tiếng. Bác C. đấy phải không, sao bác không nhập vào để trò chuyện?”. Chị Thiêm và Thuy liên tục gọi, song chẳng thấy vong nhập vào ai.

Nghỉ ngơi một lát, chị Thiêm đến cạnh bác G. nói chuyện: “Bác Q. đấy à, bác có khỏe không? Sao bác không nói gì, bác phải lên tiếng đi chứ, mọi người đều mong mỏi bác. Bác chết thảm lắm phải không? Mấy chục năm không về, bác tủi thân lắm nhỉ? Bác cứ khóc đi cho nhẹ lòng, rồi chỉ cháu chỗ bác nằm, để cháu đưa bác về cho đỡ lạnh...”.


Nhà báo Đào Thanh Tuy và một tổ mối cùng đất đen, song lại được coi như hài cốt liệt sĩ.


Chị Thiêm cứ nói, còn bác G. cứ khóc rưng rức. Thuy trò chuyện với chị L., con gái của liệt sĩ, và chị L. cũng khóc như mưa. Tuy nhiên, hai người khóc một lúc thì dừng lại. Khi bác G. tỉnh, tôi hỏi bác thấy thế nào, bác bảo chị Thiêm nhắc đến bác Q., làm bác xúc động quá không kìm được nước mắt, chứ không phải vong nhập.

Bình thường, khi đến cơ sở của chị Thiêm, vong nhập rất dễ dàng, song buổi sáng hôm đó, chị em Thiêm chạy toát mồ hôi, gọi mỏi cả miệng, mà vong chẳng chịu về. Cũng có thể, trong cảnh rừng núi thanh bình, không gian thoáng đãng, vong khó nhập hơn.


Một ngày đào được 8 bộ hài cốt, nhưng không có mẩu xương nào.


Đang lúc không biết bấu víu vào đâu, thì chị Cao Thị H., người của trung tâm tổ chức cuộc tìm mộ rú lên một tiếng rồi lăn ra đất. Ngay lập tức, chị Thiêm và Thuy chạy đến đỡ. Chị H. nói rõ to: “Tao là Trần Văn D. đây!”. Nghe vậy, một chị là em của liệt sĩ chạy ngay đến ôm chị H. khóc lóc.

Chị Thiêm chỉ hỏi dăm ba câu, “vong” nhập chị H. liền tả vanh vách các liệt sĩ chết thế nào, nằm ở đâu, rồi chỉ lần lượt nơi các liệt sĩ, các đồng đội của liệt sĩ D. nằm. Khỏi phải nói, mọi người vui mừng, xúc động như thế nào. Nhưng khi đó, tôi rất nghi ngờ, bởi vì, người nhà của các liệt sĩ thì chẳng bị vong nhập, mà vong lại nhập vào người của trung tâm tìm mộ!

Khi chị H. chỉ chỗ có hài cốt, đoàn tìm mộ tiến hành khai quật ngay. Cô Thuy chỉ lấy chiếc bay gạt lớp đất mỏng đã reo lên: “Đây rồi, đầu lâu liệt sĩ đây rồi, vẫn còn trắng tinh”.

(Theo VTC News)