Diễn tiến âm thầm, lây lan nhanh chóng

Theo thống kê từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) năm 2017, số ca mắc bệnh thủy đậu gần 39.000 ca tăng khoảng 46% so với năm 2016. Theo thống kê từ Hội Y học Dự phòng Việt Nam, chỉ tính riêng năm 2018 có hơn 31.000 ca thuỷ đậu được ghi nhận trên quy mô cả nước.

{keywords}
Thủy đậu dễ lan nhanh trong cộng đồng (Hình ảnh: Nguồn shutterstock)

PGS.TS Trần  Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, bệnh thuỷ đậu lây truyền qua đường hô hấp trong lúc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Bệnh cũng có thể lây lan gián tiếp thông qua các dịch hầu họng còn sót lại trên các đồ vật sử dụng hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt bất cứ ai đều có nguy cơ mắc thuỷ đậu, tuy nhiên trẻ em có tỉ lệ mắc cao nhất.

Hầu hết bệnh nhi từ các tỉnh sẽ được chuyển về bệnh viện TW để điều trị, nhiều trường hợp mẹ mắc bệnh và lây qua cho con hay các thành viên trong gia đình lây nhiễm chéo cho nhau, trong đó có nhiều ca với biến chứng nguy hiểm. Theo dự đoán của các chuyên gia y tế dự phòng, bệnh thủy đậu sẽ vẫn còn gia tăng trong năm nay.

Tâm lý chần chừ, chủ quan khiến dịch bùng phát mạnh mẽ

Sự chủ quan của nhiều bố mẹ, không đưa con đi tiêm ngừa khiến thuỷ đậu tăng cao và khi bệnh đến thì các bậc phụ huynh phải nghỉ làm một tuần đến nửa tháng để chăm sóc cho trẻ. Một đứa trẻ đi học mắc thuỷ đậu sẽ lây cho nhiều đứa trẻ khác. Vì đây là căn bệnh có thể lây lan ngay trong giai đoạn ủ bệnh, khiến giáo viên cùng các bậc phụ huynh khó có thể kiểm soát và cách ly cho trẻ. Bên cạnh đó, các thành viên khác trong gia đình khi chăm trẻ bệnh cũng có nguy cơ bị lây nhiễm, phải thay nhau nghỉ làm, nghỉ học.

{keywords}
Trẻ em chịu tổn thương nặng nề từ thủy đậu ( Hình ảnh: Nguồn shutterstock)

Tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

Theo PGS.TS.BS Cao Hữu Nghĩa (Viện Pasteur TP.HCM), thủy đậu vốn là một bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện sớm để điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngoài các triệu chứng viêm da thông thường, thủy đậu xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm não… Đối với phụ nữ mang thai bị nhiễm thủy đậu có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng lên mẹ và cả thai nhi dẫn đến sảy thai và dị tật thai nhi.

{keywords}
 Viêm phổi- biến chứng của thủy đậu ( Hình ảnh: Nguồn internet)

Đặc biệt, với các bệnh nhân đã từng mắc bệnh, siêu vi thủy đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh, trải qua nhiều năm sau đó khi sức đề kháng của cơ thể yếu thì siêu vi này sẽ trở lại với tên gọi là bệnh Zona, hay còn gọi là giời leo.

Hiện nay thủy đậu chưa có thuốc điều trị. Để chủ động với dịch bệnh đang ở giai đoạn cao điểm, tiêm phòng là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất giúp ngừa bệnh. Phụ huynh nên sắp xếp thời gian đưa trẻ đi tiêm vaccine đủ liều, đúng lịch.

- Tiêm 01-02 liều cho trẻ từ 1 tuổi trở lên và người lớn. Tham khảo thêm tư vấn từ bác sỹ về liều tiêm chính xác.

- Đối với phụ nữ có dự định sinh con nên tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai ba tháng, khi đã có thai không được tiêm vắc xin này.

- Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin chi tiết về căn bệnh này, truy cập fanpage https://www.facebook.com/chandungheluytuthuydau/, website http://www.tiemphongvacxin.com hoặc liên hệ đến tổng đài vắc xin theo số 1800 545459 (miễn phí cước gọi) để được hỗ trợ tư vấn.

Ngọc Minh