“Dở khóc dở cười” vì chuyện… tiền thừa
Dạo quanh các địa chỉ review ăn uống nổi tiếng và đọc bình luận, có thể dễ dàng bắt gặp những phàn nàn xoay quanh vấn đề thanh toán và trả lại tiền cho khách. Theo đó, dù món ăn có chất lượng đến mấy thì chuyện nhỏ nhặt như trả lại tiền thừa cũng dễ khiến cửa hàng mất khách như chơi.
Những dịch vụ khác, đặc biệt là những nơi có giao dịch với số tiền nhỏ như bãi giữ xe, căn tin trường học càng dễ gặp phải những tình huống trớ trêu.
Anh D., chủ bãi giữ xe ở khu vực công viên Tao Đàn kể lại: “Chiều đó trời mưa, có khách lấy xe và đưa tờ 500 ngàn cho 1 lượt giữ xe 6 ngàn vì chỉ còn đúng 1 tờ đó trong bóp. Nhân viên loay hoay đếm tiền thối, phía sau, nguyên 1 hàng xe xếp dài. Thấy mọi người phía sau có vẻ khó chịu nên mình nhờ khách chạy ra 1 góc đợi để tránh ùn xe trong bãi. Giờ cao điểm mà gặp khoảng 3 - 4 khách như vậy là ngán ngẩm luôn”.
Trải nghiệm thanh toán của khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến đánh giá về dịch vụ của quán |
Còn ở căn tin trường Đại học Kinh tế TPHCM, chị chủ đã không còn xa lạ với những lần các bạn sinh viên đưa tiền mệnh giá lớn để mua một cái bánh, hay chai nước... Chị kể lại: “Đầu tháng tôi luôn đổi nhiều tiền lẻ hơn bình thường để thối cho sinh viên, nhiều em mới rút tiền nên chỉ có tiền chẵn, tôi cũng hiểu nên không gay gắt gì. Có điểm đáng lo là một số nhân viên của tôi chưa quen, thối một lần nhiều tiền lẻ quá nên thỉnh thoảng bị nhầm, cần thối chỉ 10 ngàn nhưng lại đưa nhầm tới 6 tờ 2 ngàn, nhầm ít thì không sao chứ nhiều khi có ngày tiền hao hụt lên đến vài trăm ngàn, tai hại lắm”.
Nâng chất dịch vụ bằng ví điện tử
Việc thanh toán không dùng tiền mặt, điển hình là thanh qua ví Moca trên ứng dụng Grab không chỉ hạn chế hao hụt mà còn còn bắt nhịp được với giới trẻ và “nâng cấp” hàng quán bất kể là dịch vụ “sang chảnh” hay quán nhỏ ven đường, bãi xe, căn tin trường học.
Chủ căn tin trường Đại học Kinh tế TP.HCM nhấn mạnh: “Đối với các bạn sinh viên, cái gì cũng cần nhanh, tiện và tiết kiệm. Tôi thấy ví Moca đáp ứng được hết những điều này. Các bạn có sẵn smartphone trên tay nên quét mã vài giây là xong”.
Ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab cũng giúp khách hàng nhận thêm được những ưu đãi hấp dẫn, tối ưu hóa chi phí, đồng thời quản lý chi tiêu của bản thân dễ dàng.
“Hiện tại em hầu như chỉ mang theo một ít tiền mặt để phòng những khi cần thiết, còn lại em đều sử dụng Moca để thanh toán, từ ở căn tin trường cho đến hàng quán bên ngoài. Một phần vì được hoàn tiền, mặt khác lại nhanh chóng, an toàn nữa”, bạn Lê Hồng Phúc, sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM hào hứng.
Việc nhiệt tình hướng dẫn khách hàng thanh toán qua ví điện tử Moca cũng là điểm cộng cho thái độ phục vụ |
Là một trong những cửa hàng có số lượng khách lựa chọn thanh toán thông qua ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab khá cao, chị Lê Thị Hồng Thương - Quán Nhớ Gia Lai cho biết chia sẻ thêm: “Trên phương diện quản lý, việc để quá nhiều tiền mặt ở quán luôn là điều không tốt. Từ khi sử dụng Moca, quán của mình đã giảm thiểu tối đa những sai sót về con số, thời gian phục vụ khách cũng nhanh hơn nhờ rút ngắn thời gian ở khâu tính tiền. Lúc đầu khách còn e ngại, mình còn dặn nhân viên tư vấn khách thanh toán qua Moca để được giảm 20%. Khách thấy được giảm nên vui, đôi khi gọi món nhiều hơn một chút”.
Nằm trong nhóm những dịch vụ nhỏ, anh D. cũng từng nghĩ việc áp dụng thanh toán qua ví điện tử cho bãi xe là điều “không tưởng”: “Tôi thấy nhiều hàng quán áp dụng thanh toán qua ví điện tử Moca nên tìm hiểu thử nhưng ban đầu không dám nghĩ là bãi xe cũng có thể áp dụng. Sau khi để ý khách gửi xe chủ yếu là nhân viên văn phòng, sinh viên nên “làm liều” áp dụng luôn, ai ngờ được khách hưởng ứng, chuyện tiền thối cũng cải thiện hơn rất nhiều”.
Việc tích hợp, sử dụng ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab đã giúp thanh toán tại cửa hàng, bãi xe, căn tin... nhanh chóng, chính xác hơn. Không chỉ tiện lợi cho khách hàng và chủ quán, đây còn là hình thức thanh toán thể hiện được sự phát triển từng ngày của ngành dịch vụ.
Ngọc Minh