Thực hiện quyết định 1391 của Thủ tướng về “Đề án quy hoạch xây dựng các khu kinh tế quốc phòng”, đến nay Bộ đã và đang triển khai 28/33 khu (5 khu đang triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư). Bộ nhận định các khu kinh tế quốc phòng cơ bản đạt được mục tiêu về quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội, góp phần ổn định chính trị, xây dựng thế trận lòng dân tại các địa bàn trọng điểm.

{keywords}
Các khu kinh tế quốc phòng cơ bản đạt được mục tiêu về quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội, góp phần ổn định chính trị, xây dựng thế trận lòng dân tại các địa bàn trọng điểm.

Theo đại tá Phạm Toàn Thắng, Phó cục trưởng Cục kinh tế, Bộ quốc phòng, để thời gian tới, việc xây dựng và phát triển các Khu KTQP đạt được mục đích, yêu cầu đề ra, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng và phát triển Khu KTQP theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ với địa phương và các bộ, ngành liên quan của Nhà nước triển khai thực hiên tốt các mục tiêu và tiến độ tại Quyết định số 49/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với khả năng bảo đảm của ngân sách Nhà nước; ưu tiên triển khai xây dựng Khu KTQP Trường Sa, Tây Nam Bộ. Chuẩn bị các yếu tố để dự kiến đến năm 2025 kết thúc đầu tư xây dựng một số Khu KTQP: Bát Xát/QK2, Bắc Hải Sơn/QK3, Aso - Alưới/QK4, Cưmga/QK5. Đề xuất phương án bàn giao lại địa bàn Khu KTQP đã hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ cho chính quyền địa phương chủ động trong quản lý và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Phối hợp chặt chẽ với địa phương trên địa bàn Khu KTQP, các cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện làm tốt công tác thống kê các hộ nghèo, khó khăn để có biện pháp hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở; nâng cao đời sống cho người dân. Sắp xếp, ổn định dân cư trong Khu KTQP gắn với quy hoạch dân cư của tỉnh, huyện. Đẩy mạnh việc bàn giao đất cho địa phương; chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đúng quy định, tạo quỹ đất để giao cho địa phương bảo đảm cho người dân. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tập trung ưu tiên đầu tư một số công trình gắn chặt với đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân. Thực hiện có hiệu quả các dự án lồng ghép, Chương trình mục tiêu quốc gia để nhanh chóng tạo nên bộ mặt mới trong phát triển KTXH trên tuyến biên giới. Các bản, cụm bản được xây dựng đảm bảo đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu; đủ đất ở và đất sản xuất cho người dân. Khẩn trương quyết toán các công trình hoàn thành, bàn giao cho địa phương quản lý, khai thác, sử dụng, nâng cao hiệu quả đầu tư. 

Tổ chức lại mô hình sản xuất tại các Khu KTQP theo hướng: tập trung ưu tiên phát triển kinh tế hộ gia đình; đẩy mạnh hình thức dịch vụ 2 đầu giúp dân phát triển kinh tế (cung cấp giống, vật tư nông nghiệp, hỗ trợ bao tiêu sản phẩm, chuyển giao kỹ thuật...) thông qua hoạt động trực tiếp của Đoàn KTQP hoặc giúp chính quyền địa phương tổ chức dịch vụ, tạo điều kiện cho người dân tự vươn lên trong xóa đói, giảm nghèo (Đoàn KTQP có thể tổ chức các mô hình nhỏ, hỗ trợ chính quyền địa phương triển khai bằng việc tổ chức mô hình các doanh nghiệp hoặc hợp tác xã làm dịch vụ 2 đầu giúp dân). Kiên quyết không để đồng bào trong vùng dự án Khu KTQP bị đói; bảo đảm đủ diện tích đất ở, đất sản xuất cho đồng bào; từng bước giúp dân thoát nghèo, nâng cao và giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc, ổn định phát triển cuộc sống. Chuẩn bị sẵn sàng mọi yếu tố để có thể chuyển giao nhiệm vụ và cơ sở vật chất cho chính quyền địa phương khi có yêu cầu. Triển khai thực hiện nghiêm Đề án sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp quân đội sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Báo cáo Chính phủ và các cơ quan Nhà nước tăng cường vốn đầu tư hàng năm của ngân sách Nhà nước cho hoạt động xây dựng Khu KTQP; sắp xếp, ổn định dân cư, xóa đói giảm nghèo bền vững; đảm bảo quy hoạch được thực hiện đúng tiến độ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cơ cấu lại vốn đầu tư, tập trung cho dân phát triển kinh tế, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ cho phát triển sản xuất; đầu tư xây dựng doanh trại gắn với chuyển giao cho cơ sở chính quyền làm việc về sau. Nghiên cứu và xây dựng các chính sách phù hợp nhằm thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế tham gia thích hợp vào xây dựng các Khu KTQP. Phát huy vai trò trách nhiệm của các Doanh nghiệp Quân đội trong đầu tư, hỗ trợ các nguồn lực; làm nòng cốt giúp dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Đề xuất với Chính phủ phương án sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho người dân vay vốn để phát triển sản xuất; đầu tư các tiểu dự án trong địa bàn Khu KTQP, thông qua Đoàn KTQP. Tham gia tích cực thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia gắn với xây dựng địa bàn Khu KTQP; huy động hiệu quả hơn các nguồn lực của Doanh nghiệp Quân đội tham gia hỗ trợ các huyện nghèo. Phối hợp với địa phương triển khai các mô hình hỗ trợ sản xuất, giảm nghèo gắn với QPAN. Sử dụng hiệu quả đội ngũ Trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các Khu KTQP.

Tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh chức năng nhiệm vụ tổ chức, biên chế Đoàn KTQP phù hợp tình hình mới. Tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ đủ khả năng làm chủ đầu tư dự án Khu KTQP. Giảm tối đa biên chế của khối cơ quan; tăng cường quân số cho các đơn vị, đội sản xuất. Đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng cán bộ kỹ thuật, cán bộ là người dân tộc ở địa phương, Trí thức trẻ tình nguyện. Tập trung huấn luyện, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy Đoàn KTQP đủ năng lực, trình độ chuyên môn; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Thường xuyên bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch phối hợp các lực lượng tham gia thực hiện giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn các Khu KTQP theo Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Chú trọng công tác xây dựng thế trận QPAN bền vững thông qua việc bố trí dân cư, huấn luyện quân nhân dự bị trong thế trận khu vực phòng thủ.

Hoài Thanh