Vào ngày 11 tháng 8 năm 2011, Tim Cook nhận được một cuộc điện thoại làm thay đổi cả cuộc đời ông. Khi ông nhấc máy, Steve Jobs ở đầu dây bên kia, mời Cook đến thăm nhà riêng tại Palo Alto. Vào thời điểm này, Jobs đang điều trị ung thư tuyến tụy, đồng thời vừa trải qua phẫu thuật ghép gan cách đó không lâu.
Steve Jobs bị chẩn đoán mắc ung thư vào năm 2003, và ngay sau khi tiếp nhận quá trình điều trị, ông đã phải chịu đựng rất nhiều những cuộc phẫu thuật để chống lại căn bệnh hiểm nghèo từng phút tàn phá cơ thể. Cook rất bất ngờ trước cuộc gọi này, ông hỏi mình nên ghé qua lúc nào, Jobs trả lời:"Ngay bây giờ." Hiểu được tầm quan trọng của sự việc, Cook lập tức lên đường đến nhà Jobs.
Mặc dù Jobs đã rất yếu, nhưng cả hai người đều tin rằng - hoặc ít nhất cố giả vờ tin rằng – ông có thể chịu đựng được thêm một thời gian nữa. Chỉ vài tháng trước đó, vào mùa xuân năm 2011, ông đã nói với người viết tiểu sử của mình – Walter Issacson: "Chỉ một chút nữa thôi. Tôi sẽ dần vượt qua giai đoạn điều trị này. Rồi tôi sẽ khỏi bệnh ung thư thôi." Luôn tâm niệm điều này, Jobs không chấp nhận lùi bước hay thừa nhận bệnh của mình là nghiêm trọng. Lúc đó, ông thật sự tin rằng mình có thể sống.
Với cả hai người, vị trí chủ tịch của Jobs không đơn thuần chỉ là một danh tự hay điều gì đó để làm hài lòng các cổ đông; đó là một công việc thực sự, cho phép ông theo sát và định hướng phát triển cho Apple.
Tiếp cận trực tiếp để tương tác với nhân viên là một phong cách hoàn toàn khác với Steve Jobs. Email đầu tiên của Cook đã đánh dấu một xu hướng văn hóa mới trong toàn thể công ty dưới sự lãnh đạo của ông. Email của ông, cũng như các liên lạc nội bộ khác đã giúp vị CEO mới lan tỏa giá trị của mình tới toàn thể nhân viên.
Ông còn nỗ lực tiếp thu một số việc mà Jobs đã thực hiện để thiết lập nên sự kết nối giữa hai nhà lãnh đạo. Để tiện liên lạc, Jobs công khai địa chỉ email là steve@apple.com hoặc sjobs@apple.com . Tiếp nối truyền thống này, Cook cũng trả lời mail cá nhân một vài trong hàng trăm email được gửi vể hòm thư của ông sau khi tiếp nhận vị trí mới.
Một phóng viên tên Justin R đã mail cho Cook: "Tim, tôi chỉ muốn chúc ngài may mắn, và xin hãy biết rằng có rất nhiều người trong chúng tôi trông đợi vào Apple trong tương lai. À, còn một điều nữa: WAR DAMN EAGLE!" ("War Eagle" - Đại bàng chiến là tiếng kêu gọi cổ động truyền thống tại trường cũ của Cook - Đại học Auburn). Và đương nhiên, Cook đã trả lời: "Cảm ơn Justin. War Eagle muôn năm!"
Những email Cook viết đã bộc lộ cho công chúng thấy con người, tính cách của Cook – không chỉ là một nhà điều hành nhàm chán – đồng thời thể hiện rằng Cook không chỉ là một nhà lãnh đạo tận tâm đối với công ty, mà còn chính với khách hàng của mình.
Vì hình ảnh của Steve Jobs đã trở thành bất hủ trên các trên các phương tiện truyền thông đại chúng toàn cầu, thế giới rất nhanh chóng đã để mắt đến Tim Cook. Sự hoài nghi về CEO mới vẫn hình thành sau sau sự ra đi của Steve Jobs. Các chuyên gia cảm thấy mù mờ về viễn cảnh của Apple khi vắng bóng một nhà lãnh đạo có tầm nhìn, trong khi fan thương hiệu này thì lo lắng cho tương lai của nó. Có thể thấy, vị trí CEO mà Cook có được vừa là phước lành, vừa là một lời nguyền rủa.
Là một người đàn ông hướng nội và dịu dàng, Cook không bao giờ có thể nghĩ là mình sẽ trở thành CEO, và chắc chắc cũng không thể tin rằng mình sẽ thay thế Jobs. Ông từng có câu nói nổi tiếng: "Thôi nào, thay thế Steve ư? Không. Không ai có thể thay thể anh ấy được. Đó là điều mà tất cả mọi người đều phải vượt qua. Tôi thấy Steve ở tuổi 70 đứng đó với mái tóc hoa râm, rất lâu sau khi tôi nghỉ hưu."
"Cả thế giới đều lo sợ", nhưng "nếu Cook có lo sợ, ông ấy cũng không thể hiện ra". Nếu không nhờ biểu cảm bình tĩnh trên gương mặt Cook khi tiếp nhận thử thách khó khăn này, Apple nhất định sẽ phải trải qua một giai đoạn khó khăn sau cái chết của Jobs. Nhân viên Apple thấu hiểu cách điều hành của ông, ngay cả khi phần còn lại của thế giới không hiểu. "Ông ấy phải chịu đựng rất nhiều sự chỉ trích không công bằng ngay từ khi bắt đầu. Tất cả mọi người đều muốn so sánh ông ấy với Steve." Nhưng "Cook không muốn trở thành Steve", Greg Joswiak – người cộng sự thân thiết nhất của Tim Cook chia sẻ. "Bởi vì không ai có thể là Steve. Tim là Tim. Ông ấy làm tất cả những gì có thể cho công ty."
Giống như các nhà lãnh đạo thành công khác, Tim Cook đã phát huy những thế mạnh độc nhất của mình để điều hành công ty một cách hiệu quả. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 9 năm 2014 với Charlie Rose, Cook giải thích rằng Jobs không bao giờ mong muốn ông vận hành Apple giống như người tiền nhiệm đã từng làm.
"Anh ấy đã biết, ngay từ lúc chọn tôi, rằng tôi không hề giống anh ấy, tôi không phải bản sao của anh ấy. Do đó, Steve phải suy nghĩ rất kỹ càng để chọn được người tiếp quản Apple mà anh ấy muốn. Tôi luôn cảm thấy có trách nhiệm vì điều đó."
Cook nói rằng ông muốn nối tiếp di sản của Steve Jobs và "dốc từng ounce ông có trong cuộc đời vào Apple", nhưng mục tiêu của ông khác hẳn với Jobs. "Tôi biết, người duy nhất tôi có thể trở thành chính là tôi. Tôi đã và đang cố gắng để trở thành một Tim Cook tuyệt vời nhất." Và đó thực sự là những gì ông đã làm được.
Tham khảo: Indiatoday.in