Xác con vật vẫn còn nguyên lông, răng, ria mép và thậm chí là lông mi. Các nhà khoa học người Nga đã tìm thấy chú chó này trong một đống bùn đóng băng gần thành phố Yakutsk vào năm ngoái, và hiện đang đưa nó ra trưng bày ở Bảo tàng Hoá thạch thành phố từ hôm 2/12.

Ông Nikolai Androsov, Giám đốc của bảo tàng tư nhân Northern World cho biết: “Chú chó con này vẫn còn nguyên tứ chi, bộ lông, và thậm chí là ria mép. Vẫn có thể nhìn thấy mũi. Có cả răng nữa. Chúng tôi xác định được từ một số dữ liệu rằng đây là một con đực”.

{keywords}
 Các nhà khoa học tìm thấy chú cho trong tầng băng vĩnh cửu

Các nhà khoa học từ trung tâm nghiên cứu sinh vật cổ Stockholm đã khám nghiệm ADN để xác nhận tuổi theo cacbon phóng xạ và kết luận rằng, con vật này đã sống từ khoảng 18.000 năm trước. Nhưng họ không chắc chắn rằng nó thuộc loài chó hay sói.

Các nhà nghiên cứu tin rằng chú chó con, được đặt tên là Dogor, đã chết khi được khoảng 2 tháng tuổi. Nguyên nhân tử vong hiện vẫn chưa được tìm ra.

{keywords}
Răng, ria mép và lông mi của chú chó vẫn còn nguyên vẹn

Những điều kiện ở tầng băng vĩnh cửu đã giúp bảo toàn các tế bào non nớt, răng sữa, bộ lông, lông mi và thậm chí là ria mép của chú chó.

Những năm gần đây, các nhà khoa học ở Yakutia đã tìm thấy một số loài vật tối cổ đóng băng, gồm một con tê giác lông mượt và các con sư tử. Hồi tháng 4, các nhà khoa học đã tìm thấy thứ mà họ tin là “dòng máu lâu năm nhất thế giới” từ xác một con ngựa con 42.000 năm tuổi.

{keywords}
 Con vật hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Hoá thạch tại Yakutsk

Anh Thư