Thực hiện Tiểu dự án Giảm nghèo về thông tin năm 2023 thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022-2025, tỉnh Nam Định đã đặt ra hàng loạt mục tiêu để triển khai trong suốt thời gian qua.
Với mục tiêu nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác thông tin - truyền thông về công tác giảm nghèo cho cán bộ văn hóa- xã hội, thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh; Tăng cường thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu cho xã hội, đặc biệt là những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao; truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội, của người nghèo về công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội bền vững các hoạt động do Sở Thông tin & Truyền thông được đề ra một cách bài bản.
Theo đó, các nội dung hoạt động giảm nghèo về thông tin phải được triển khai đồng bộ và có hiệu quả; Có sự phối hợp đồng bộ, sự tham gia tích cực giữa các ngành, các cấp và các địa phương trong tỉnh.
Cụ thể, ngay sau khi kế hoạch Thực hiện Tiểu dự án Giảm nghèo về thông tin năm 2023 thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022-2025 được Sở Thông tin & Truyền thông ban hành vào tháng 5/ 2023, các huyện thị đã bắt tay tổ chức sản xuất, phát sóng các tác phẩm phát thanh trên hệ thống thông tin cơ sở.
Nội dung của các tác phẩm tập trung phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; các chủ trương, chính sách giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo thông tin.
Thông tin về kiến thức, kỹ năng, mô hình, dựa án giảm nghèo, giới thiệu một số mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả, hướng dẫn kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh…, nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống và thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho người nghèo.
Thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm, giáo dục nghề nghiệp, xuất khẩu lao động; các chính sách đảm bảo về y tế, giáo dục, nhà nở, nước sạch, vệ sinh môi trường, thông tin; trợ giúp pháp lý; trợ giúp xã hội và bình đẳng giới.
Tuyên truyền, hướng dẫn người nghèo, hội nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Truyền thông về các tấm gương điển hình; những sáng kiến hay, mô hình giảm nghèo tiêu biểu nhằm tạo sự lan tỏa trong xã hội.
Đến nay đã có hơn 40 tác phẩm được phát trên báo, đài truyền hình tỉnh, một loạt các bản tin được phát trên đài truyền thanh các huyện.
Xác định nhân tố con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động, năm 2023, Sở TT& TT tỉnh Nam Định cũng tập trung nâng cao năng lực cho các cán bộ Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hoá Thông tin và Thể thao các huyện; cán bộ phụ trách văn hóa và thông tin, trưởng đài truyền thanh, cán bộ phụ trách đoàn thể các xã, phường, thị trấn; cán bộ làm công tác thông tin, tuyên truyền thuộc cơ quan Đảng và các tổ chức chính trị trên địa bàn tỉnh.
Theo kế hoạch đã có 250 cán bộ được tập huấn về các nội dung như: Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong phát triển mạng lưới thông tin cơ sở hiện đại và công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới;
Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi đăng tải, lan truyền tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng; Hướng dẫn nhận biết tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng; cách thức ứng xử với tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng.
Với nhiều giải pháp tích cực, hiệu quả công tác giảm nghèo thông tin của Nam Định trong năm qua đã đạt được những kết quả nhất định.
Theo đó, tỷ lệ nghèo đa chiều của tỉnh hiện nay chỉ còn chiếm tỷ lệ 1,74% tổng số hộ nghèo và 5,04% tổng số cận nghèo; tỷ lệ nghèo đa chiều của tỉnh giảm từ 6,78% (cuối năm 2021) đã giảm xuống còn 4,77% (cuối năm 2022).
Người dân tin tưởng vào sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền; giữ vững ổn định kinh tế- xã hội của địa phương.