1. Tỉnh nào trồng nhiều dừa nhất cả nước?

  • Trà Vinh
    0%
  • Bến Tre
    0%
  • Tiền Giang
    0%
  • Vĩnh Long
    0%
Chính xác

Bến Tre được mệnh danh là xứ sở dừa với diện tích trồng trên 72.000ha, sản lượng đạt trên 612 triệu trái. Những vườn dừa bạt ngàn của tỉnh này tập trung ở các huyện Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày, Giồng Trôm. Ngành công nghiệp chế biến dừa ở Bến Tre cũng phát triển khá nhanh với các sản phẩm đa dạng.

Nhắc đến Bến Tre, nhiều người nhớ đến bài hát “Dáng đứng Bến Tre” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý với những câu hát có hình ảnh cây dừa: “Ai đứng như bóng dừa tóc dài bay trong gió; có phải người còn đó là con gái của Bến Tre”.

2. Tỉnh này được hình thành từ mấy cù lao?

  • 1
    0%
  • 2
    0%
  • 3
    0%
  • 4
    0%
Chính xác

Bến Tre được hình thành bởi 3 cù lao An Hóa, Bảo, Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long (Tiền, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên) bồi tụ. Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng, vườn. Tỉnh này không có rừng cây lớn mà chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông. Hệ thống kênh rạch chằng chịt khoảng 6.000km đan vào nhau tạo thành lợi thế trong phát triển giao thông thủy, hệ thống thủy lợi, phát triển kinh tế vườn.

3. Tỉnh này không giáp với tỉnh nào sau đây?

  • Vĩnh Long
    0%
  • Trà Vinh
    0%
  • Tiền Giang
    0%
  • Sóc Trăng
    0%
Chính xác

Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, rộng hơn 2.360km2, có phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây và phía Tây Nam giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh. Phía Đông của tỉnh có 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 65km.

4. Tỉnh này có mấy con sông lớn chảy qua?

  • 2
    0%
  • 4
    0%
  • 6
    0%
  • 8
    0%
Chính xác

Bến Tre có 4 con sông lớn chảy qua là sông Tiền Giang, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên, đổ ra biển Đông qua các cửa: cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông và cửa Cổ Chiên, mang phù sa bồi tụ qua nhiều thế kỷ. Những con sông này giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa của nhân dân như cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt, nông nghiệp và tạo điều kiện cho mạng lưới giao thông đường thủy, thủy lợi phát triển.

5. Dừa sáp là đặc sản của tỉnh nào?

  • Bến Tre
    0%
  • Vĩnh Long
    0%
  • Trà Vinh
    0%
  • Long An
    0%
Chính xác

Dừa sáp còn gọi là dừa đặc ruột, dừa kem, có cơm dừa dày, mềm dẻo và béo hơn trái thường, nước đặc lại trong veo. Đây là đặc sản của Trà Vinh. Loài cây này trồng nhiều tại các xã Hòa Tân, Hòa Ân, Thông Hòa và thị trấn Cầu Kè (huyện Cầu Kè). 

Theo các tài liệu xưa, cây dừa sáp xuất hiện ở huyện Cầu Kè khoảng năm 1940-1960 do một nhà sư người Khmer sang thăm Campuchia mang về làm giống. Do đột biến gen, hoặc do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết ở vùng đất Cầu Kè khiến dừa cho trái sáp đặc biệt.