Dẫn đầu đoàn này là GS. David Iglesias, Giám đốc Trung tâm Niềm tin, Chính trị và Kinh tế thuộc Trường ĐH Wheaton, Illinois (Mỹ). Đây là hoạt động định kỳ diễn ra hai năm một lần dành cho sinh viên trước khi kết thúc chương trình học tập vào tháng 7.

Lựa chọn Việt Nam là một trong bốn quốc gia (Indonesia, Campuchia, Việt Nam, Singapore) để các sinh viên tham quan học tập lần này, GS. David Iglesias nhìn nhận: “Việt Nam để lại nhiều ấn tượng cho chúng tôi bởi sự cởi mở và nỗ lực vượt qua khó khăn. Chúng tôi biết tới đất nước này một phần vì những lịch sử chiến tranh của người Việt Nam và người Mỹ.

Giống như người Mỹ, Việt Nam đã có những nỗ lực đứng dậy sau cuộc chiến. Nhưng người Việt Nam khiến tôi cảm thấy đáng nể hơn rất nhiều. Điều tôi ấn tượng nhất là sự phát triển nhanh chóng của đất nước này. Tôi kỳ vọng những sinh viên của tôi sẽ quay trở lại đây làm việc trong tương lai”.

{keywords}

GS. David Iglesias, Giám đốc Trung tâm Tín ngưỡng, Chính trị và Kinh tế thuộc Trường ĐH Wheaton, Illinois (Mỹ)

Trong chuyến đi học tập kéo dài, những học trò của GS. David Iglesias (phần lớn thuộc các khoa Quan hệ quốc tế, Kinh doanh) đã được đi tham quan các di tích, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, các công ty, nhà máy, các dự án bất động sản và trường học, trong đó có Trường Quốc tế ParkCity Hanoi (ISPH) và được giao lưu với Đại sứ Hoa Kỳ tại đây.

GS. David Iglesias kỳ vọng, việc học tập ở đa quốc gia như vậy sẽ giúp sinh viên có sự nhìn nhận đa chiều và cởi mở hơn về tương lại.

“Điều quan trọng nhất là họ được đến trực tiếp và trông thấy những điều không có trong sách vở. Trước đó, sinh viên của tôi chưa từng được đi tới các nước Đông Nam Á. Đây sẽ là cơ hội giúp họ cảm nhận được cách chính phủ các nước đang đối phó với những vấn đề xã hội như thế nào”.

{keywords}

20 sinh viên Mỹ đến từ Trường ĐH Wheaton tham quan Trường Quốc tế Parkcity HaNoi 

Sang Việt Nam, Russell Johnson, sinh viên Trường ĐH Wheaton ấn tượng nhất là tốc độ phát triển nhanh chóng, cơ sở vật chất hạ tầng hiện đại và nền chính trị ổn định.

“Khi được trực tiếp trải nghiệm, tôi thực sự ấn tượng với sự hào phóng của con người Việt Nam. Tôi cũng hứng thú tìm hiểu về cách thức vận hành của chính phủ cùng hoạt động xây dựng chính sách, hoạch định tương lai, cũng như mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng,… Tất cả mọi thứ đều rất triển vọng. Chắc chắn khi quay trở lại Mỹ, tôi sẽ kể lại những trải nghiệm ấy với mọi người”.

{keywords}

Sinh viên gặp gỡ Đại sứ quán Mỹ

Sang Việt Nam, Russell Johnson, sinh viên chuyên ngành Quan hệ Quốc tế và Kinh tế học, Trường ĐH Wheaton ấn tượng nhất là tốc độ phát triển nhanh chóng, cơ sở vật chất hạ tầng hiện đại và nền chính trị ổn định.

“Khi được trực tiếp trải nghiệm, tôi thực sự ấn tượng với sự hào phóng của con người Việt Nam. Tôi cũng hứng thú tìm hiểu về cách thức vận hành của chính phủ cùng hoạt động xây dựng chính sách, hoạch định tương lai, cũng như mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng,…

Tất cả mọi thứ đều rất triển vọng. Chắc chắn khi quay trở lại Mỹ, tôi sẽ kể lại những trải nghiệm ấy với mọi người”.

Trong khi sinh viên Rebekah Cha, chuyên ngành Quan hệ Quốc tế lại cảm thấy, chuyến đi này cho cậu những suy nghĩ và cách nhìn nhận mới mẻ. Chẳng hạn khi học lịch sử Mỹ, cậu được dạy "miền Bắc đánh chiếm miền Nam; Hà Nội đánh chiếm Sài Gòn; do đó, người Mỹ phải vào cuộc để giải thoát cho Sài Gòn.Tuy nhiên, sau khi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, tôi đã hiểu rằng sự thật không phải như vậy. Đó là những trải nghiệm hết sức quý giá mà tôi có được khi trực tiếp sang đây học tập và tìm hiểu”.

Rebekah Cha khẳng định, qua những trải nghiệm thực tế, cậu cảm nhận sâu sắc được tầm quan trọng của giáo dục.

“Một cuộc chiến tranh được nhìn nhận theo hai cách hoàn toàn khác nhau giữa 2 quốc gia sẽ khiến nguồn thông tin được truyền tải tới các thế hệ sau cũng rất khác biệt.

Nhờ những chuyến đi như thế này và sự trao đổi liên quan đến giáo dục đã giúp tôi có thêm động lực tìm hiểu và mong muốn tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp hơn với bạn bè ở các quốc gia khác trong tương lai”.

Trường Giang

Việt Nam tiếp tục có 2 đại học lọt top 1.000 thế giới

Việt Nam tiếp tục có 2 đại học lọt top 1.000 thế giới

 - QS vừa công bố bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới năm 2020. Việt Nam tiếp tục có hai trường đại học xuất hiện trong bảng xếp hạng này.