- Mọi người xem mặt cháu đều nhận xét: “Cháu giống bà nội quá” làm mẹ vô
cùng hãnh diện, mẹ quay sang chồng tôi rành rọt từng tiếng “Đàn ông đi
biển có đôi, đàn bà vượt cạn mồ côi một mình” nó có công lớn đó, con
liệu mà đối xử tốt với nó.
TIN BÀI KHÁC
Từ ngày bước chân về nhà chồng tôi cứ thầm nghĩ “Mình và mẹ chồng chắc là chẳng bao giờ chung một vòm trời”.
Ngay từ ngày anh ấy (chồng tôi bây giờ) tìm hiểu và đặt vấn đề cầu hôn tôi, mẹ chồng tôi quyết liệt phản đối. Mẹ không chê tôi nghèo, không chê tôi xấu mà chỉ sợ tôi nhiễm dòng máu ba tôi với tính trăng hoa sẽ làm khổ con mẹ. Chồng tôi đấu tranh dữ quá, mẹ đành chịu. Đó là thời kì khó khăn nhất của tôi khi bước vào môi trường mới, bắt đầu cuộc sống mới. Tuy chấp nhận cho vui lòng con trai nhưng mẹ vẫn “chiến tranh lạnh” với con dâu làm tôi sợ phát khiếp. Mẹ không chửi mắng, đá thúng đụng nia, không “nói hành nói tỏi” gì con dâu cả. Mẹ chỉ im lặng, tránh tiếp xúc với tôi. Chính điều này đã đánh gục tôi: một đứa con gái được coi là bản lĩnh nhất. Tôi chỉ còn biết khóc thầm mỗi đêm. Không nói ra nhưng chồng tôi biết cả, anh do dự: “ Hay là…mình ra riêng?” Tôi không đồng ý. Như vậy càng tăng sự hiểu lầm giữa hai mẹ con, chắc là do mẹ chưa hiểu mình thôi, tôi cứ âm thầm chịu đựng. Một hôm mẹ vô tình bắt gặp tôi ngồi khóc một mình với vẻ mặt cam chịu. nhẫn nhục. Thế là bao nhiêu giá băng trong lòng mẹ tan chảy thành nước, từ buổi ấy, mẹ thay đổi hẳn thái độ đối với tôi, mẹ chính thức chấp nhận tôi là con dâu trong gia đình.
Đã là con trong nhà, mẹ phải dạy tôi thành người có ích. Tính tôi chưa chín chắn trong công việc, chẳng biết nấu nướng gì, nấu cơm lúc khê lúc sống (hồi đó chưa có nồi cơm điện như bây giờ), nêm nếm lúc mặn lúc nhạt. Một hôm xem ti vi, mẹ nói thích món ăn thịt bò trong chương trình ẩm thực. Vậy là hai mẹ con tất tả đi chợ mua đồ tập nấu, mẹ nếm thử và khen ngon. Tôi đâu biết rằng mẹ không thích ăn thịt bò, mẹ chỉ muốn tôi tập nấu nướng khéo léo thôi. Cứ như vậy, tay nghề của tôi nâng cao dần làm má tôi phải bất ngờ.
Từ ngày mang thai cháu đầu lòng, biết là khó sinh, mẹ luôn bên cạnh tôi trấn an vỗ về đủ điều cho tôi yên lòng: “Con cứ an tâm mà sinh con, bên ngoài đã có mẹ và má con, tất cả mọi người luôn bên cạnh con.” Còn tôi cứ bấu mãi cánh tay mẹ không muốn rời làm má tôi tủi thân rân rấn nước mắt. Ơn trời! “Mẹ tròn con vuông” tôi hạnh phúc vô cùng. Mọi người xem mặt cháu đều nhận xét: “Cháu giống bà nội quá” làm mẹ vô cùng hãnh diện, mẹ quay sang chồng tôi rành rọt từng tiếng “Đàn ông đi biển có đôi, đàn bà vượt cạn mồ côi một mình” nó có công lớn đó, con liệu mà đối xử tốt với nó. Chồng tôi giả bộ lè lưỡi rúm mặt làm mọi người phải phì cười.
Từ ngày sinh cháu, mẹ tôi làm tất cả mọi việc thay cả phần của tôi. Chồng tôi luôn vắng nhà, má tôi lại ở xa. Vậy là việc nhà chăm cháu, nuôi con… đều đến tay mẹ. Thấy mẹ khổ cực tôi thương mẹ vô cùng. Có đêm, tôi giật mình hoảng hốt nhìn ngọn đèn sắp tắt, nghĩ đến mẹ tôi sợ mẹ và tôi sẽ không còn chung một vòm trời, tôi không ngủ lại được. Những hôm trái gió trở trời, mẹ đau nhức liên miên tôi thấy mình như bị kim châm muối xát. Những ngày nghỉ, tôi mua thức ăn tự tay nấu nướng bồi dưỡng cho mẹ, mẹ chẳng dám ăn cứ tra mãi “Con phải dành dụm tiền lo cho cháu, cứ phung phí thế này miệng ăn núi lở rồi sẽ khổ thôi con ạ!” Tôi phải “hạ giá” các món ăn cho thật rẻ và an ủi để mẹ yên lòng “Mấy món con mua rất rẻ, mà dẫu có tốn tiền để mẹ có sức khỏe là con vui rồi.”
Từ ngày có cháu, căn nhà rộn tiếng cười. Mẹ xem cháu nội như báu vật. Tôi đi làm cả ngày, thời gian cháu quấn quýt bên bà nhiều hơn đến đêm cũng ngủ cùng bà.. Thằng bé bảo: “Ngủ với bà, được bà quạt suốt đêm, lại được nghe bà kể bao nhiêu là chuyện, con thích lắm!” Những hôm cháu nóng mình sốt mẩy, tôi lo cuống, có bà bên cạnh nỗi lo nhẹ dần. Kinh nghiệm nuôi con từ xưa, mẹ chỉ bảo tôi tận tình. Nhiều lúc tôi thầm nghĩ nếu không có mẹ không biết tôi sẽ xoay xở làm sao? Duy chỉ có điều là bà chiều cháu quá đôi lúc làm tôi bực mình.
Thấy cháu thích chơi diều, bà liền mua cho cháu con diều xanh đỏ thêm cuộn chỉ. Vậy là chiều chiều cháu chạy nhảy ngoài đồng mặc mẹ can ngăn. Bà còn bênh chằm chặp: “Con cũng để cho nó tự do chơi đùa một chút chứ, cứ nhốt thằng bé trong nhà miết, ngồi trong phòng với máy tính, không hư mắt mới là chuyện lạ.” Vậy là tôi đuối lí, nhưng trong bụng vẫn lo thằng bé bệnh. May mà nó chẳng sao.
Những ngày nghỉ, cả gia đình hợp mặt đông đủ, nhìn con cháu vui vẻ đầm ấm bên nhau, phải nói người vui nhất là chồng tôi. Chúng tôi cùng sống chung dưới một vòm trời. Nếu có một vòm trời riêng họa chăng chỉ có trên sao hỏa thôi! Mà trên ấy thì… lạnh lắm.
Anh Thư
TIN BÀI KHÁC
Vợ chồng "tình cảm" cũng bị mẹ chồng bóng gió
Con trai mẹ là số 1
Thư gửi người mẹ thứ hai!
Những "chiêu" kỳ quái của mẹ chồng
Mẹ chồng sống 2 mặt…
Con trai mẹ là số 1
Thư gửi người mẹ thứ hai!
Những "chiêu" kỳ quái của mẹ chồng
Mẹ chồng sống 2 mặt…
(ảnh minh họa) |
Từ ngày bước chân về nhà chồng tôi cứ thầm nghĩ “Mình và mẹ chồng chắc là chẳng bao giờ chung một vòm trời”.
Ngay từ ngày anh ấy (chồng tôi bây giờ) tìm hiểu và đặt vấn đề cầu hôn tôi, mẹ chồng tôi quyết liệt phản đối. Mẹ không chê tôi nghèo, không chê tôi xấu mà chỉ sợ tôi nhiễm dòng máu ba tôi với tính trăng hoa sẽ làm khổ con mẹ. Chồng tôi đấu tranh dữ quá, mẹ đành chịu. Đó là thời kì khó khăn nhất của tôi khi bước vào môi trường mới, bắt đầu cuộc sống mới. Tuy chấp nhận cho vui lòng con trai nhưng mẹ vẫn “chiến tranh lạnh” với con dâu làm tôi sợ phát khiếp. Mẹ không chửi mắng, đá thúng đụng nia, không “nói hành nói tỏi” gì con dâu cả. Mẹ chỉ im lặng, tránh tiếp xúc với tôi. Chính điều này đã đánh gục tôi: một đứa con gái được coi là bản lĩnh nhất. Tôi chỉ còn biết khóc thầm mỗi đêm. Không nói ra nhưng chồng tôi biết cả, anh do dự: “ Hay là…mình ra riêng?” Tôi không đồng ý. Như vậy càng tăng sự hiểu lầm giữa hai mẹ con, chắc là do mẹ chưa hiểu mình thôi, tôi cứ âm thầm chịu đựng. Một hôm mẹ vô tình bắt gặp tôi ngồi khóc một mình với vẻ mặt cam chịu. nhẫn nhục. Thế là bao nhiêu giá băng trong lòng mẹ tan chảy thành nước, từ buổi ấy, mẹ thay đổi hẳn thái độ đối với tôi, mẹ chính thức chấp nhận tôi là con dâu trong gia đình.
Đã là con trong nhà, mẹ phải dạy tôi thành người có ích. Tính tôi chưa chín chắn trong công việc, chẳng biết nấu nướng gì, nấu cơm lúc khê lúc sống (hồi đó chưa có nồi cơm điện như bây giờ), nêm nếm lúc mặn lúc nhạt. Một hôm xem ti vi, mẹ nói thích món ăn thịt bò trong chương trình ẩm thực. Vậy là hai mẹ con tất tả đi chợ mua đồ tập nấu, mẹ nếm thử và khen ngon. Tôi đâu biết rằng mẹ không thích ăn thịt bò, mẹ chỉ muốn tôi tập nấu nướng khéo léo thôi. Cứ như vậy, tay nghề của tôi nâng cao dần làm má tôi phải bất ngờ.
Từ ngày mang thai cháu đầu lòng, biết là khó sinh, mẹ luôn bên cạnh tôi trấn an vỗ về đủ điều cho tôi yên lòng: “Con cứ an tâm mà sinh con, bên ngoài đã có mẹ và má con, tất cả mọi người luôn bên cạnh con.” Còn tôi cứ bấu mãi cánh tay mẹ không muốn rời làm má tôi tủi thân rân rấn nước mắt. Ơn trời! “Mẹ tròn con vuông” tôi hạnh phúc vô cùng. Mọi người xem mặt cháu đều nhận xét: “Cháu giống bà nội quá” làm mẹ vô cùng hãnh diện, mẹ quay sang chồng tôi rành rọt từng tiếng “Đàn ông đi biển có đôi, đàn bà vượt cạn mồ côi một mình” nó có công lớn đó, con liệu mà đối xử tốt với nó. Chồng tôi giả bộ lè lưỡi rúm mặt làm mọi người phải phì cười.
Từ ngày sinh cháu, mẹ tôi làm tất cả mọi việc thay cả phần của tôi. Chồng tôi luôn vắng nhà, má tôi lại ở xa. Vậy là việc nhà chăm cháu, nuôi con… đều đến tay mẹ. Thấy mẹ khổ cực tôi thương mẹ vô cùng. Có đêm, tôi giật mình hoảng hốt nhìn ngọn đèn sắp tắt, nghĩ đến mẹ tôi sợ mẹ và tôi sẽ không còn chung một vòm trời, tôi không ngủ lại được. Những hôm trái gió trở trời, mẹ đau nhức liên miên tôi thấy mình như bị kim châm muối xát. Những ngày nghỉ, tôi mua thức ăn tự tay nấu nướng bồi dưỡng cho mẹ, mẹ chẳng dám ăn cứ tra mãi “Con phải dành dụm tiền lo cho cháu, cứ phung phí thế này miệng ăn núi lở rồi sẽ khổ thôi con ạ!” Tôi phải “hạ giá” các món ăn cho thật rẻ và an ủi để mẹ yên lòng “Mấy món con mua rất rẻ, mà dẫu có tốn tiền để mẹ có sức khỏe là con vui rồi.”
Từ ngày có cháu, căn nhà rộn tiếng cười. Mẹ xem cháu nội như báu vật. Tôi đi làm cả ngày, thời gian cháu quấn quýt bên bà nhiều hơn đến đêm cũng ngủ cùng bà.. Thằng bé bảo: “Ngủ với bà, được bà quạt suốt đêm, lại được nghe bà kể bao nhiêu là chuyện, con thích lắm!” Những hôm cháu nóng mình sốt mẩy, tôi lo cuống, có bà bên cạnh nỗi lo nhẹ dần. Kinh nghiệm nuôi con từ xưa, mẹ chỉ bảo tôi tận tình. Nhiều lúc tôi thầm nghĩ nếu không có mẹ không biết tôi sẽ xoay xở làm sao? Duy chỉ có điều là bà chiều cháu quá đôi lúc làm tôi bực mình.
Thấy cháu thích chơi diều, bà liền mua cho cháu con diều xanh đỏ thêm cuộn chỉ. Vậy là chiều chiều cháu chạy nhảy ngoài đồng mặc mẹ can ngăn. Bà còn bênh chằm chặp: “Con cũng để cho nó tự do chơi đùa một chút chứ, cứ nhốt thằng bé trong nhà miết, ngồi trong phòng với máy tính, không hư mắt mới là chuyện lạ.” Vậy là tôi đuối lí, nhưng trong bụng vẫn lo thằng bé bệnh. May mà nó chẳng sao.
Những ngày nghỉ, cả gia đình hợp mặt đông đủ, nhìn con cháu vui vẻ đầm ấm bên nhau, phải nói người vui nhất là chồng tôi. Chúng tôi cùng sống chung dưới một vòm trời. Nếu có một vòm trời riêng họa chăng chỉ có trên sao hỏa thôi! Mà trên ấy thì… lạnh lắm.
Anh Thư
Thể lệ tham dự cuộc thi viết về “Mẹ chồng nàng dâu thời hiện đại” Viết lại những ấm ức, giận hờn và yêu thương giữa mẹ chồng, nàng dâu và chia sẻ với câu chuyện đó với bạn đọc báo VietNamNet, nhận cơ hội trúng 1000.000 đ. Câu chuyện nên viết dưới 1000 từ, gửi về địa chỉ email: banbandoc@vietnamnet.vn hoặc báo VietNamNet, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội. Tiêu đề thư xin ghi rõ: Bài viết tham gia chủ đề: “Mẹ chồng nàng dâu thời hiện đại”. Bài viết của độc giả, ban biên tập có quyền cắt gọt cho phù hợp với hình thức của báo. Những bài viết cần giữ kín danh tính, xin ghi rõ cuối mỗi bài viết gửi tham dự chuyên mục. Bài viết có lượng truy cập nhiều nhất theo cách đo, kiểm của hệ thống google giành được phần thưởng trị giá 1.000.000 đồng. Thời gian nhận bài từ ngày 1/6/2012 đến hết ngày 30/7/2012. Mời bạn đọc tham gia gửi bài dự thi. Mời bạn đọc tham gia gửi bài viết dự thi. |