5. The Legend of Zelda: Oracle of Seasons (GBC)

Kể từ khi ra mắt lần đầu tiên (1986) đến nay, câu chuyện về chàng Link có thể được sếp vào hàng những videogame kinh điển. Câu chuyện giành được tình cảm của những thế hệ người chơi trong suốt khoảng thời gian ấy. Mỗi phiên bản videogame đều bám sát nhau một cách tỉ mỉ về hình thức và những chi tiết đặc trưng, tạo nên một dòng game thống nhất, mà không kém phần mới mẻ. Dòng game luôn lôi cuốn được sự quan tâm của những người đã từng yêu thích nó và không ngừng giành được thêm nhiều tình cảm từ những người chơi mới. Họ không cảm thấy nhàm chán hay thất vọng khi một phiên bản mới được phát hành. 

Với sự thành công của game Link's Awakening DX, Nintendo đã từng hy vọng sẽ được thấy những cuộc chiến mới của Link trên thế hệ máy cầm tay 8-bit mới. Miyamoto trở nên bận rộn với những công việc còn quan trọng hơn, nên Nintendo quyết định để dự án mới này cho ông Yoshiki Okamoto, và đội của ông ta tại Flagship thực hiện.

Okamoto là 1 fan lâu năm, nếu không muốn nói là một gã khổng lồ của ngành công nghiệp game, nhưng không có nghĩa là tựa game mới được phát triển sẽ không gặp khó khăn. Ban đầu, ông ta băn khoăn giữa việc làm lại tựa game Zelda đầu tiên hay bắt đầu một dự án mới mẻ, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng là phát triển 1 series gồm 3 tựa game có thể tạo nên những tương tác với nhau. Hệ thống này có vẻ quá phức tạp, và những thay đổi kéo dài đã đẩy lùi ngày phát hành ngày càng xa hơn. Cuối cùng, ông quyết định hủy kế hoạch 3 game và tập trung vào làm 2 phần mà thôi: Oracle of Ages và Oracle of Seasons.

Mặc cho thời gian phát triển khá dài, 2 game đã tái thiết kế lại hầu hết hình ảnh từ Link's Awakening, và lối chơi vẫn trung thành với tựa game Zelda đầu tiên phát triển trên máy game cầm tay. Lúc này, cốt truyện cho mỗi game là khá tham vọng. Oracles of Ages dựa trên khả năng du hành thời gian, trong khi Seasons có những câu đố rất tinh tế dựa trên việc thay đổi thời tiết. Cả 2 game đều cho thấy sự đa dạng trong các nhiệm vụ dựa trên các nền tảng vững chắc, và 8 năm chờ đợi kể từ khi Link's Awakening ra mắt đã làm cho những trải nghiệm trong quá khứ lại ùa về, chứ không gây chán nản trong tựa game mới này.



Không giống như những game CD-i, 2 tựa game Oracle này có thể tương tác với nhau khá hiệu quả hơn chỉ là sự dính líu nhàm chán. 2 game được thiết kế để chơi như 1 cặp, với thứ tự nào cũng được. Sau khi kết thúc 1 game, bạn sẽ được đưa mật mã cho phép dùng những hành động của bạn ảnh hưởng đến game còn lại.

Những fan "nặng đô" (hardcore) dường như rất tức giận với những game Zelda không phải của Nintendo, đặc biệt với những game CD-i thảm hại, nhưng những lo ngại đó đã sớm được "an nghỉ". Oracle of Ages và Oracle of Seasons được đánh giá rất cao và còn tốt hơn cả Link's Awakening. Kết hợp với nhau, cả 2 game Oracle này bán được hơn 8 triệu bản. Đây cũng là bắt đầu cho 1 sự kết hợp mới và CAPCOM trở thành người cha nuôi mới của dòng game trong vài năm sau đó.

4. Pokemon Gold (GB)

Thế hệ thứ hai trong Pokémon bắt đầu vào năm 2000 với sự phát hành của Pokémon Gold & Silver dành cho Game Boy Color. Cũng như thế hệ trước, một phiên bản remake với tên Pokémon Crystal đã ra mắt sau đó. Game giới thiệu 100 loài Pokémon mới (bắt đầu bằng Chikorita và kết thúc với Celebi), tính tổng cộng, 251 chú Pokémon tồn tại trong game để người chơi thu thập, huấn luyện, và chiến đấu.

Đặc tính gameplay mới được thêm vào hệ thống ngày đêm (phản ánh thời gian trong thế giới thực) ảnh hưởng đến các sự kiện diễn ra trong game; khả năng tận dụng hoàn toàn bảng màu của Game Boy Color; giao diện và hệ thống kho đồ được cải tiến; tính cân bằng được cải thiện giữa các Pokémon, kĩ năng, chỉ số, và item trang bị; nuôi dưỡng Pokémon; khu vực mới có tên Johto và khả năng định giới tính cho trainer. Một điều kì thú nữa với thế hệ thứ hai của dòng là sau khi khám phá Johto, người chơi có thể đến vùng Kanto nguyên gốc, ở phía đông của Johto.

Có thể nói, thế hệ thứ hai là thế hệ đỉnh cao nhất của series game đình đám thế giới này.

3. Professor Layton vs Phoenix Wright: Ace Attorney (3DS)

Như cái tên đã nói, tựa game này sẽ chiều lòng các fan của cả hai series game giải đố đình đám trên Nintendo DS với sự xuất hiện của các nhân vật chính trong Professor Layton và Ace Attorney. Ai cũng phải biết rằng, tựa game Professor Layton là một trong những tên tuổi tạo nên quá khứ huy hoàng của Nintendo DS (vốn đã ngang ngửa với “huyền thoại” PS2 về doanh số từ nhiều năm trước).

Game sẽ có một bối cảnh hoàn toàn xa lạ với thế giới hiện đại của cả 2 tựa game, cụ thể là trong thành phố trung cổ Labyrinth, nơi các phù thủy sinh sống. Không rõ tại sao cả 4 nhân vật này lại "trôi dạt" về Labyrinth. Liệu đây là một thành phố xa xôi bí ẩn trong thời kì hiện đại, hay cả 4 nhân vật này du hành ngược thời gian và đụng độ nhau tại đây?

Professor Layton vs. Ace Attorney sẽ có cách chơi kết hợp của cả 2 dòng game. Vào vai giáo sư Layton, người chơi sẽ phải đi điều tra và giải các câu đố trong màn chơi. Còn trong vai luật sư Phoenix Wright, game lại đưa người chơi vào phòng xử án, với nhiệm vụ phải bào chữa cho thân chủ của mình và vạch trần những lời nói dối của kẻ phạm tội.

2. Zero Escape: Virtue’s Last Reward (3DS, Vita)

Vốn được coi là trò chơi kế thừa game 999: Nine Hours, Nine Persons, Nine Doors vì tất cả đều được phát triển bởi Chunsoft. Game có cốt truyện kể về mối quan hệ tin tưởng và cả phản bội giữa người với người khi đứng trước những tinh huống hiểm nghèo. Điểm mới mà Zero Escape mang lại đó chính là game sử dụng mô hình 3D để thiết kế chứ không chỉ là những hình ảnh 2D như trước. Nếu đã từng trải nghiệm trò chơi này, hẳn game thủ sẽ không thể nào quên được những khoảnh khắc hồi hộp đầy bí ẩn và kích thích tư duy của Zero Escape: Virtue's Last Reward.

Để có thể chiến thắng và tận hưởng hết cái hay của game này, bạn cần phải trang bị cho mình một vốn tiếng Anh kha khá, đó là điều cần thiết khi chơi một game Visual Novel với những câu văn miêu tả cực kỳ cảm xúc và rùng rợn. Ngoài ra bạn cũng cần phải có đầu óc suy luận chính xác, may mắn, và cả " máu thám tử " trong người bởi lẽ những câu đố trong game cực kỳ phức tạp, chưa kể đến những học thuyết vô cùng " hại não" mà không phải ai cũng có thể tiếp thu được. Và điều cuối cùng ,cũng chính là điều quan trọng nhất đó là sự kiên nhẫn, bởi ở phần 1 có 6 kết thúc còn phần này lại có tới 24 kết thúc, trong đó chỉ có 1 kết thúc là nhân vật chính còn sống sót, các kết thúc còn lại đều là "bị đâm" hay "bị búa bửa vào đầu".

1. Persona 4 Golden (Vita)

Persona 4 phát hành vào ngày 10 tháng 7 năm 2008 cho hệ  PlayStation 2 tại Nhật Bản, sau đó phát hành tại Bắc Mỹ vào tháng 12 năm 2008 và tại châu Âu vào tháng 3 năm 2009. Phiên bản mở rộng là Persona 4: Golden với nhiều tình tiết mở rộng đã phát hành vào ngày 14 tháng 6 năm 2012 tại Nhật Bản cho hệ PlayStation 2 và PlayStation Vita.

Trong trò chơi người chơi sẽ vào vai một nam sinh trung học, vừa chuyển đến ở với chú của mình một thị trấn nhỏ tại miền quê Nhật Bản. Tại đây một loạt vụ giết người đã xảy ra vào thời điểm sương mù bao phủ và theo một cách thức rất bí hiểm. Người chơi cùng những người mới bạn của mình đã cùng nhau điều tra vụ án này và phát hiện ra một thế giới song song nơi những sinh vật bí hiểm được gọi là Shadow sinh sống, họ đã quyết định phiêu lưu trong thế giới này để giải cứu các nạn nhân bị ném vào thế giới này và tìm ra kẻ chủ mưu đã thực hiện việc trên.

Để có thể chống lại các Shadow, các nhân vật phải triệu hồi các Persona vốn chính là những tính cách bên trong con người xuất hiện với hình dạng những vị thần hay sinh vật thần thoại mang những quyền năng đặc biệt. Trong mặt khác của trò chơi khi mà người chơi ở trong thế giới bình thường nơi không phải chiến đấu với các Shadow thì Persona 4 sử dụng yếu tố mô phỏng xã hội, người chơi sẽ nói chuyện, kết bạn, mua sắm cũng như có thể hẹn hò với các nhân vật nữ để tăng sự liên kết của nhân vật chính với xã hội từ đó tính cách trở nên trưởng thành hơn giúp triệu tập các Persona mạnh hơn khi chiến đấu (nhưng nếu hẹn hò với nhiều người quá sẽ khiến nhân vật chính gặp rắc rối to sau đó nếu không biết cách xử lý).

Đây là một trong số ít những trò chơi có thể khiến bạn phải bỏ ra hơn 100 giờ chơi chỉ để thỏa mãn cảm giác phiêu lưu, tìm hiểu cốt truyện bí ẩn đầy lôi cuốn. Nếu bạn có một chiếc PS Vita và yêu thích dòng game nhập vai, đây là một tựa game mà bạn không thể bỏ lỡ.

Vậy, ý kiến của bạn đọc như thế nào? Nếu bạn cảm thấy những trò chơi trên đây vẫn chưa đủ hấp dẫn và muốn đóng góp tựa game mà bạn cảm thấy thú vị của dòng điện tử cầm tay thì hãy chia sẻ với chúng tôi ở phần bình luận dưới đây.

T.B