Thập niên 80 được biết đến với sự sụp đổ của những trò chơi ra mắt năm 1983, nhưng đây cũng là thập kỷ mà những tựa game huyền thoại được ra đời. Ngành công nghiệp sản xuất game đã “thay da đổi thịt” từ đây với hàng loạt những tên tuổi vĩ đại như: NES, Commodore 64 và Mega Drive. Giờ đây, khi ta nhìn lại những tựa game được ra mắt tại thời điểm đó nó có vẻ không được đẹp mắt, đồ họa không “mịn màng”, gameplay còn thô sơ…Nhưng phải khẳng định một điều rằng, nếu không có những trò chơi đáng kinh ngạc đó, thì game thủ đã không có nhiều lựa chọn xuất sắc như ngày hôm nay.

Sau đây là danh sách 20 tựa game đáng chơi nhất của thập niên 80 của thế kỳ trước đã được GameSao cập nhật và đưa đến độc giả.

20. Contra:

Năm: 1987

Hệ máy: Arcade, NES, C64

Nếu có một trò chơi để cho thấy bức tranh chung của làng game thập niên 80, thì đó chỉ có thể là Contra! Không cần máu me, không bạo lực, không “đao to búa lớn”,…Contra hấp dẫn mọi lứa tuổi, bất kể nam hay nữ với lối chơi chạy-và-bắn đơn giản nhưng chẳng bao giờ nhàm chán cho tới tận ngày nay. Contra chắc chắn không còn xa lạ gì với người chơi tại Việt Nam và là nguồn gốc của cụm từ huyền thoại “phá đảo” sau khi đã hoàn thành trò chơi.

19. Ultima IV: Quest Of The Avatar:

Năm: 1985

Hệ máy: Apple II, Amiga, PC

Series Ultima đã đi đầu trong việc sáng tạo ra RPG trứ danh, nhưng Ultima IV: Quest Of The Avatar mới là đỉnh cao thực sự của thể loại game này. Quan trọng nhất, những tựa game này đã đưa con người vào trò chơi với nhiệm vụ tiêu diệt quái vật. Câu chuyện trong game xoay quanh các vấn đề về đạo đức, nhân tính và chiêm niệm về Triết học…

Khi Ultima IV: Quest Of The Avatar được tung ra, nó như một cơn thủy triều nhấn chìm tất cả người chơi khiến cho tất cả không thể đứng vững và mê mệt trò chơi. Chính xác hơn, Ultima IV: Quest Of The Avatar đã tạo ra một tiền đề vững chắc cho thể loại game nhập vai RPG. Tại thời điểm đó, trò chơi đã sáng tạo ra một thế giới hấp dẫn, cực kì chi tiết với hình ảnh và màu sắc bắt mắt,…Đó là lí do mà hầu hết các game RPG hiện đại đều bị Ultima IV: Quest Of The Avatar chi phối và có gì đó hao hao với tựa game huyền thoại này.

18. Boulder Dash:

Năm: 1984

Hệ máy: C64, Apple II, NES

Khai thác khoáng sản (đào vàng) có thể là một khái niệm khá xa vời so với những trò chơi hiện đại, nhưng Boulder Dash đã làm nên những điều kỳ diệu tuyệt vời khi áp dụng ý tưởng này vào trong trò chơi. Game đặt người chơi vào nhiệm vụ của những người đang ở vùng Rockford. Họ phải khai thác đá quý ở tận sâu các hang động ngầm sao cho thật khéo léo và nhanh chóng trước khi hết thời gian hoặc bị các loài sinh vật lạ giết chết…

Với lối chơi đẩy-may rủi (push-your-luck) của Boulder Dash gây nghiện vô cùng khiến cho nhiều người chơi mê mẩn phải đi kiếm tìm những đồng tiền vàng và đá quý trong game trong suốt một thời gian dài. Boulder Dash vẫn là một tựa game bất hủ cho tới tận ngày hôm nay và được nhiều trò chơi hiện đại khác bắt chước gameplay.

17. Pac-Man:

Năm: 1980

Hệ máy: Arcade

Pac-Man là một trong những trò chơi nổi đình nổi đám nhất của thập niên 80 được phát triển bỏi Namco. Đã cực kỳ nổi tiếng từ những ngày đầu tiên được phát hành, Pac-Man vẫn được chơi rất nhiều trên tất cả các thiết bị điện tử ở thời điểm hiện tại.

Pac-Man đã thay đổi hoàn toàn khái niệm phát triển game ở thời điểm đó khi các nhà sản xuất chỉ chăm chăm vào làm những trò chơi thể thao hoặc bắn súng trong không gian. Cách chơi đơn giản đủ để người chơi nắm bắt trong vài giây đầu tiên mới nhập cuộc là tiền đề khiến cho Pac-Man là niềm yêu thích của mọi lứa tuổi. Và đó là kết quả để Namco vui mừng thông báo rằng, Pac-Man đã thu về cho họ hơn 2,5 tỷ USD tính tới những năm 90 của thế kỷ trước.

16. M.U.L.E.:

Năm: 1983

Hệ máy: PC, NES, Atari 800

Thật đáng tiếc khi M.U.L.E. luôn bị đánh giá thấp bởi số lượng bán ra ít ỏi vào năm 1983. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, M.U.L.E. đang ngày càng được công nhận và đánh giá là trò chơi mang tính đột phá nhất thế giới game thập niên 80 bởi nó đã đi trước thời đại khá xa.

M.U.L.E. là game thể loại chiến thuật cơ bản mà Dune II đã dựa vào đó để phát triển hoàn thiện rất nhiều năm sau đó. Trò chơi đòi hỏi người chơi phải biết cách khai thác tài nguyên, hình thành chiến lược phát triển kinh tế, và thậm chí còn có cả chế độ multiplayer với một màn hình chia đôi… M.U.L.E. xứng đáng là một trò chơi được tán thưởng nhiều hơn thế!

15. Mega Man 2:

Năm: 1989

Hệ máy: NES

Mega Man 2 có thể không phải là một sản phẩm có tính chất cách mạng và đột phá, nhưng nó đã để lại cho người chơi nhiều ấn tượng khó phai bởi sự vui nhộn và thích thú khi chơi game. Trong khi phiên bản đầu tiên có số lượng bán ra kém cỏi, thì Mega Man 2 lại là một thành công đáng kinh ngạc về mặt thương mại, và nghiễm nhiên trở thành trò chơi bán chạy nhất trong toàn bộ series Mega Man từ trước tới nay.

Đồ họa đơn giản nhưng đạt đủ độ hiệu quả cần thiết, và độ khó của Mega Man 2 được giảm bớt đi khiến người chơi dễ tiếp cận hơn so với phiên bản tiền nhiệm. Được những fan hâm mộ cuồng nhiệt của series và giới phê bình đánh giá là phiên bản tốt nhất, Mega Man 2 xứng đáng là một tựa game hành động-platform hay nhất trên hệ máy NES huyền thoại.

14. R-Type:

Năm: 1987

Hệ máy: Arcade, PC, Gameboy

R-Type xứng đáng là game bắn súng side-scrolling nổi tiếng nhất của thập niên 80. Với độ khó dữ đội mà trò chơi đem lại, R-Type yêu cầu người chơi phải hết sức tập trung và dồn hết khả năng của mình để “phá đảo” nó. Chính điều đó, khiến R-Type được mệnh danh là một trong những trò chơi khó nhất mọi thời đại.

R-Type nổi tiếng với hệ thống vũ khí phức tạp và đa dạng mà nó đem lại cho người chơi. R-Type cho phép người chơi “sạc” súng để bắn mạnh hơn (charge shot), tạo ra những kẻ thù cực kỳ nguy hiểm mà chỉ có chết đi sống lại nhiều lần thì bạn mới có thể vượt qua được. Chính những điều đó đã thôi thúc tất cả chơi và yêu thích R-Type.

13. Wasteland:

Năm: 1988

Hệ máy: PC, C64, Apple II

Là tiền thân của series Fallout huyền thoại, Wasteland được tạo ra từ ý tưởng đất nước Hoa Kỳ sau ngày Tận thế nhưng với một giọng điệu nghiêm trọng và bối cảnh đen tối hơn. Lấy cảm hứng từ thể loại RPG, Wasteland thử thách người chơi ở nhiều khía cạnh khác nhau thay vì chỉ dùng sức mạnh cơ bắp của nhân vật.

Giống với Fallout, Wasteland cho phép người chơi đối thoại với các nhân vật khác nhau theo cách của họ để thoát khỏi những tình huống nguy hiểm tiềm tàng hoặc đơn giản chỉ là để tránh né kẻ thù…Một trong những tính năng đột phá của Wasteland là thế giới trong trò chơi liên tục vận hành. Tức là, người chơi có thể quay trở lại những khu vực cũ và tìm thấy chúng trong những tiểu bang mà họ đã đi qua ở vài giờ trước.

12. Prince Of Persia:

Năm: 1989

Hệ máy: Apple II

Sau cuộc chuyển nhượng quyền thương mại, Prince Of Persia được biết tới là một trong những game hành động đồ họa 3D nổi tiếng nhất kể từ khi phiên bản The Sands of Time phát hành năm 2003. Nhưng tiền để của dòng game đặc sắc này không thể kể đến những sáng tạo của phiên bản 2D platform đầu tiên của nó. Prince of Persia đặt người chơi vào vị trí của một vị hoàng tử và buộc anh chàng này phải vượt qua hàng loạt những hang động cùng hầm mộ chứa đựng đầy những hiểm nguy chết người…

Trò chơi được nhớ tới bởi hình ảnh trơn tru mà nó đem lại. Hơn thế, Prince of Persia bước đầu đã đem lại cảm giác trải nghiệm game trên thời gian thực bởi những bước nhảy khéo léo và mượt mà của nhân vật. Prince of Persia là trò chơi đầu tiên sử dụng kỹ thuật chụp ảnh chuyển động dành cho những hoạt cảnh của nhân vật khiến cho mọi thứ từ việc di chuyển, đấu kiếm, nhảy nhót hay ngã gục…đều hoàn hảo.

11. Metroid:

Năm: 1986

Hệ máy: NES

Metroid có lẽ là thương hiệu có tuổi đời “già” nhất và tương đối thành công của Nintendo khi nó đã đem lại những niềm vui từ việc chiến đấu với người ngoài hành tinh cho người chơi từ những năm 1986 trên hệ máy NES. Metroid cho phép người chơi khám phá trò chơi theo kiểu phi tuyến tính, tức là được phép quay trở lại và khám phá mọi thứ kỹ càng hơn nữa bằng cách mở khóa các khả năng của nhân vật.

Trong khi Super Metroid cố gắng đánh bóng và phát triển từ những gì có sẵn từ phiên bản đầu tiên, thì Metroid vẫn là một trò chơi đáng để trải nghiệm cho tới tận ngày nay. Người chơi có khả năng khám phá và tìm hiểu mọi thứ sẽ là chìa khóa thành công của Metroid. Metroid được cho là có một sự tác động lớn tới phong cách làm game phiêu lưu – hành đông (action-adventure) tới nhiều trò chơi hiện đại.

(còn tiếp)

Bi Vi