Công nghệ truy xuất nguồn gốc bằng mã QR (QR code) được thế giới áp dụng từ lâu và đang dần trở nên phổ biến ở Việt Nam, như một điều kiện bắt buộc để hàng hóa có thể lưu thông trên thị trường. 

Từ năm 2016 đến nay, TPHCM đã ban hành nhiều chính sách nhằm triển khai thực hiện và thúc đẩy hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Tính đến nay, hơn 7.000 cơ sở ở 19 tỉnh, thành đã triển khai. TPHCM đi tiên phong dùng điện thoại thông minh sử dụng mã QR để truy xuất nguồn gốc và cũng là địa phương có mối liên kết với 19 tỉnh, thành thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. 

W-nongsan.png
Ảnh minh hoạ

Đáng chú ý, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM, đơn vị đã ban hành quy trình tiếp nhận và cấp mã QR cho cơ sở tham gia đề án rút ngắn từ 40 ngày còn 10 ngày làm việc; phối hợp với các tỉnh triển khai Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc; tập huấn cho cơ sở sơ chế, chế biến, sản xuất, kinh doanh các nội dung an toàn thực phẩm, trong đó có truy xuất nguồn gốc.

Qua thực tế triển khai, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM kiến nghị các cơ quan chuyên môn sớm ban hành quy định cụ thể về phương pháp, quy trình và biện pháp chế tài, cơ chế, chính sách hỗ trợ cho cơ sở thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm, đặc biệt là cơ sở nhỏ lẻ. “Đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp Sở KH-CN, Sở Công thương, Sở NN-PTNT và Chi cục An toàn thực phẩm các tỉnh, thành tiếp tục triển khai, thực hiện Đề án quản lý, nhận diện, truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm giai đoạn 2021-2025. 

Nhóm PV