TP.HCM kiến
nghị được có cơ chế mềm trong chính sách tiền lương: mức lương tối
thiểu bằng quy định chung của cả nước còn mức tối đa do TP tự quyết.
Hôm qua (6/9), đoàn khảo sát của Bộ Nội vụ do Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng dẫn đầu làm việc với UBND TP.HCM về công tác cải cách chính sách tiền lương (áp dụng trong khối Nhà nước).
Báo cáo với đoàn khảo sát, ông Lê Hoài Trung, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, cho rằng mức lương cơ bản hiện nay (830.000 đồng/tháng) chưa đảm bảo mức sống trung bình của người dân TP. “Kiến nghị nâng mức lương tối thiểu sát giá thị trường và mức lương tối thiểu nên chia theo vùng như cách tính lương tối thiểu của khối doanh nghiệp. Đồng thời, cần phải cải cách thang, bảng lương hiện nay vì nó quá nhiều bậc, gây rối khi thực hiện nhưng lại không phản ánh đúng bản chất lương của mỗi người” - ông Trung phản ánh.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Lê Minh Trí, áp lực khối lượng công việc đè lên một cán bộ, công chức (CBCC) của TP rất cao. TP là địa phương đóng góp 1/3 ngân sách của cả nước, có số lượng dân lên tới cả chục triệu người nhưng định biên khối lượng CBCC đối với mỗi sở, ngành, quận, huyện… không nhiều hơn các địa phương khác là mấy.
Cạnh đó, có những lĩnh vực TP đang cần nguồn nhân lực kỹ thuật cao, mà để thu hút được đối tượng này, phải có chính sách trả lương phù hợp.
"Chính vì vậy, TP kiến nghị được có cơ chế mềm trong chính sách tiền lương để thúc đẩy sự phát triển. Đó là cơ chế phù hợp cho từng đối tượng. Tức là mức lương tối thiểu bằng với mức quy định chung của cả nước còn mức tối đa là do TP chủ động” - ông Trí nói.
Cũng theo ông Trí, tiền lương là vấn đề liên quan đến động lực, an tâm công tác và gắn với phòng, chống tham nhũng. Những người chấp nhận vào làm CBCC nhà nước thì phải nghĩ đến sự phục vụ và cống hiến bằng cái tâm của mình.
Không thể đòi hỏi một công chức nhà nước được trả lương như một người làm cho doanh nghiệp nước ngoài nhưng mong muốn của TP là mức lương phải hợp lý để những người đang làm trong khối hành chính nhà nước yên tâm với công việc và tiếp tục cống hiến.
Theo Pháp luật TP.HCM
Hôm qua (6/9), đoàn khảo sát của Bộ Nội vụ do Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng dẫn đầu làm việc với UBND TP.HCM về công tác cải cách chính sách tiền lương (áp dụng trong khối Nhà nước).
Báo cáo với đoàn khảo sát, ông Lê Hoài Trung, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, cho rằng mức lương cơ bản hiện nay (830.000 đồng/tháng) chưa đảm bảo mức sống trung bình của người dân TP. “Kiến nghị nâng mức lương tối thiểu sát giá thị trường và mức lương tối thiểu nên chia theo vùng như cách tính lương tối thiểu của khối doanh nghiệp. Đồng thời, cần phải cải cách thang, bảng lương hiện nay vì nó quá nhiều bậc, gây rối khi thực hiện nhưng lại không phản ánh đúng bản chất lương của mỗi người” - ông Trung phản ánh.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Lê Minh Trí, áp lực khối lượng công việc đè lên một cán bộ, công chức (CBCC) của TP rất cao. TP là địa phương đóng góp 1/3 ngân sách của cả nước, có số lượng dân lên tới cả chục triệu người nhưng định biên khối lượng CBCC đối với mỗi sở, ngành, quận, huyện… không nhiều hơn các địa phương khác là mấy.
Cạnh đó, có những lĩnh vực TP đang cần nguồn nhân lực kỹ thuật cao, mà để thu hút được đối tượng này, phải có chính sách trả lương phù hợp.
"Chính vì vậy, TP kiến nghị được có cơ chế mềm trong chính sách tiền lương để thúc đẩy sự phát triển. Đó là cơ chế phù hợp cho từng đối tượng. Tức là mức lương tối thiểu bằng với mức quy định chung của cả nước còn mức tối đa là do TP chủ động” - ông Trí nói.
Cũng theo ông Trí, tiền lương là vấn đề liên quan đến động lực, an tâm công tác và gắn với phòng, chống tham nhũng. Những người chấp nhận vào làm CBCC nhà nước thì phải nghĩ đến sự phục vụ và cống hiến bằng cái tâm của mình.
Không thể đòi hỏi một công chức nhà nước được trả lương như một người làm cho doanh nghiệp nước ngoài nhưng mong muốn của TP là mức lương phải hợp lý để những người đang làm trong khối hành chính nhà nước yên tâm với công việc và tiếp tục cống hiến.
Theo Pháp luật TP.HCM
Thứ trưởng Nội vụ: Cần cái nhìn cách mạng về lương công chức
Có lẽ phải phân loại và tập trung đối tượng để việc tăng lương đảm bảo đời sống cho công chức - Thứ trưởng Nguyễn Tiến Dĩnh nói.
Không sống bằng lương, công chức phất lên nhờ "lậu"
Quà biếu, thu nhập từ cơ chế xin - cho, cơ chế ăn chia... Thu nhập không chính đáng của nhiều công chức biến hóa khôn lường, không thể thống kê, kiểm soát.
2015: Lương công chức 4.000 USD/năm?
Dự thảo chương trình CCHC 10 năm tới đưa ra 2 phương án: đến 2017, tiền
lương đảm bảo cuộc sống công chức; hoặc 2015, lương công chức ở mức
trung bình khá của xã hội.
Công chức dứt áo, quan chức lẫn lộn buồn vui
Nói rất thật là
tôi có cảm giác buồn vui lẫn lộn, nhưng không ngạc nhiên - Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính chia sẻ chuyện chảy máu chất xám khu vực công.